Giá xăng dầu ghi nhận tuần tăng cao do thắt chặt nguồn cung

Hoàng Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những bất ổn chính trị và lo ngại thiếu hụt nguồn cung đã tác động không nhỏ đến xu hướng giá dầu tuần này.

Chốt tuần giao dịch, giá dầu WTI của Mỹ tăng 0,81%, lên 87,31 USD/thùng. Còn giá dầu thô Brent giao tháng 4 cũng tăng 0,94%, lên 89 USD/thùng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các chuyên gia cho rằng, giá dầu thô tăng lên đỉnh hơn 7 năm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, và ghi nhận tuần tăng thứ 6 liên tiếp vì căng thẳng địa chính trị làm gia tăng lo ngại về vấn đề nguồn cung thắt chặt.

Trong tuần, giá cả 2 loại dầu đều tăng tốt nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có sự gián đoạn nguồn cung nào ở Đông Âu, do đó, rủi ro liên quan đến những căng thẳng chính trị không quá cao.

Những dữ liệu cho thấy, bước vào ngày đầu tuần giao dịch 24/1, giá dầu đồng loạt quay đầu tăng mạnh. Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 24/1 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 85,82 USD/thùng, tăng 0,68 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 88,60 USD/thùng, tăng 0,71 USD/thùng trong phiên.

Các chuyên gia nhận định, giá dầu ngày 24/1 tăng mạnh khi mà lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngày một lớn. Căng thẳng Nga – Ukraine vẫn tiếp tục leo thang và chưa có dấu hiệu dừng lại có thể kéo theo các biện pháp mạnh nhằm vào các hoạt động kinh tế, trong đó có việc cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu.

OPEC+ vẫn đang duy trì chính sách tăng sản lượng mỗi tháng 400.000 thùng/ngày, nhưng có một thực tế là rất nhiều nước thành viên của tổ chức này đã không đủ năng lực để đáp ứng các mức sản lượng được phân bổ.

Liên tiếp nhiều tháng nay, mức tăng sản lượng của OPEC+ mỗi tháng đều không đạt được như con số đã thoả thuận. Ghi nhận trên thị trường thì chính những yếu tố này đã đẩy giá dầu Brent thiết lập mức đỉnh 89,13 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 13/10/2014 và dầu WTI lên mức 86,96 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 9/10/2014, vào giữa tuần trước.

Ngoài ra, giá dầu hôm nay tăng mạnh còn nhờ triển vọng tích cực về nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu khi lo ngại về mức độ tác động của biến thể Omicron đối với các hoạt động kinh tế đang giảm dần.

Giá dầu tiếp tục duy trì đà tăng khi thiếu hụt nguồn cung trong các ngày tiếp theo. Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 28/1 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 86,96 USD/thùng, tăng 0,35 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 88,39 USD/thùng, tăng 0,22 USD/thùng trong phiên.

Theo các chuyên gia cho rằng, lo ngại về triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu hạ nhiệt sau khi Mỹ công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý IV/2021 tốt hơn dự kiến đẩy giá dầu ngày 28/1 lấy lại đà tăng. Đặc biệt, ngày 29/1, bất ổn địa chính trị làm trầm trọng thêm lo ngại về nguồn cung năng lượng eo hẹp khiến giá dầu hôm nay lấy lại đà tăng.

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 29/1 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 0,24%, tương đương 0,21 USD, lên 86,82 USD/thùng. Còn giá dầu Brent giao tháng 3/2022 được giao dịch ở mức tăng 0,69 USD, tương đương 0,77%, lên 90,03 USD/thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 3 đã tăng 69 cent lên 90,03 USD/thùng, sau khi chạm mức 91,70 USD/thùng - mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Dầu thô WTI của Mỹ cũng kết thúc phiên giao dịch với mức tăng 0,24% lên 86,82 USD/thùng. Trong phiên giao dịch, giá dầu WTI đã có lúc chạm “đỉnh” trong vòng 7 năm qua là 88,84 USD/thùng.