Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 4/10 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2022 đứng ở mức 82,39 USD/thùng, giảm 0,31 USD/thùng trong phiên. Nếu so với cùng thời điểm ngày 3/10, giá dầu WTI giao tháng 12/2022 đã tăng 1,18 USD/thùng.
Còn giá dầu Brent giao tháng 12/2022 đứng ở mức 88,71 USD/thùng, giảm 0,15 USD/thùng trong phiên nhưng đã tới tới 0,94 USD so với cùng thời điểm ngày 3/10.
Nhận định của giới phân tích, do lo ngại nguồn cung thắt chặt hơn trong thời gian tới khi các lệnh cấm vận, trừng phạt của EU, G7 với dầu thô Nga có hiệu lực, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ năng lượng sẽ tăng vào mùa Đông đã đẩy giá dầu ngày 4/10 tiếp tục tăng mạnh.
Nhiều nguồn tin được phát ra trên thị trường cho thấy OPEC+ sẽ xem xét cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày vào cuộc họp chính sách 5/10 tới, khi tổ chức này đánh giá lại triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu.
Động thái này của OPEC+ được cho là nhằm hỗ trợ giá dầu, trong bối cảnh vừa trải qua 4 tháng giảm giá liên tiếp do nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở Trung Quốc giảm, khi nước này thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt.
Thị trường cũng đặt kỳ vọng vào sự hồi phục nhu cầu tiêu thụ dầu từ Trung Quốc khi nước này vừa công bố hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm hoá dầu với trị giá 15 triệu tấn. Điều này được dự báo kích thích các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc tăng cường sản lượng.
Giá dầu hôm nay có xu hướng tăng mạnh còn do Saudi Arabia được cho sẽ tăng giá đối với hầu hết sản phẩm dầu thô bán sang châu Á vào tháng 11 tới. Đồng USD tiếp tục suy yếu cùng là nhân tố tích cực hỗ trợ giá dầu đi lên.
Tuy vậy, đà tăng của giá dầu thô cũng bị hạn chế đáng kể và thiếu ổn định bởi những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được cho sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất mạnh vào tháng tới khi lạm phát trong khu vực vẫn đang treo ở mức 10%.