Bên cạnh đó, cả nước có 873 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị 1,25 tỷ USD.
|
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet. |
Cụ thể, tổng vốn đăng ký và vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 3,34 tỷ USD, song chỉ bằng 98,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, vốn giải ngân (tính ngày 20/2) đạt 1,7 tỷ USD và tăng 9,7% so với cùng kỳ.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, giá trị xuất khẩu khối ngoại (kể cả dầu thô) đạt 23,96 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ và chiếm 71,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nếu xuất khẩu không kể dầu thô, khối ngoại đạt 23,56 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 70,1% kim ngạch xuất khẩu.
Về nhập khẩu, khu vực đầu tư nước ngoài đạt 19,2 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ và chiếm gần 59% kim ngạch nhập khẩu. Như vậy, khu vực này đã xuất siêu 4,76 tỷ USD (kể cả dầu thô) và xuất siêu 4,36 tỷ USD (không kể dầu thô).
Hiện, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, giá trị đầu tư 1,83 tỷ USD, chiếm 54,6% tổng vốn đăng ký. Tiếp đến là lĩnh vực xây dựng với tổng vốn đầu tư 345,4 triệu USD, chiếm 10,3% và lĩnh vực kinh doanh bất động sản, vốn đăng ký 312,1 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đăng ký.
Tại thời điểm này, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 851,2 triệu USD, chiếm 25,5% tổng vốn đầu tư. Kế đến, Quần đảo Virgin thuộc Anh đăng ký xấp xỉ 450 triệu USD và Singapore đăng ký 418,5 triệu USD, tương ứng chiếm 13,45% và 12,5% tổng vốn đầu tư.