KTĐT - Năm 2009, Goldman Sachs trở thành một trong những ngân hàng thành công nhất trong suy thoái. Mới đây, hãng đã thanh toán đầy đủ khoản tiền cứu trợ khẩn cấp 25 tỷ USD sớm hơn dự định.
Trước luồng chỉ trích gay gắt về lương thưởng hậu hĩnh, Goldman Sachs quyết định sẽ chi 20 tỷ USD cổ phiếu làm thưởng cho lãnh đạo cấp cao vào dịp cuối năm nay.
Chính sách của Goldman được áp dụng cho hội đồng cấp cao gồm 30 người. Trong số này có cả CEO kiêm Chủ tịch Lloyd Blankfein, cùng giám đốc quản lý rủi ro, giám đốc kinh doanh và giám đốc giao dịch. Năm nay, riêng tiền thường dành cho giới lãnh đạo của Goldman Sachs lên đến 20 tỷ USD.
Cổ phiếu dùng làm thưởng là loại cố phiếu chỉ dùng trong hoàn cảnh rủi ro cao, sẽ không được bán trong vòng 5 năm. Những người nhận thưởng sẽ bị thu hồi lại số cổ phiếu này nếu trong 5 năm, cá nhân đó không thể hiện ý thức chống rủi ro.
Năm 2009, Goldman Sachs trở thành một trong những ngân hàng thành công nhất trong suy thoái. Mới đây, hãng đã thanh toán đầy đủ khoản tiền cứu trợ khẩn cấp 25 tỷ USD sớm hơn dự định. "Tiền thưởng phản ánh tình hình kinh doanh của tập đoàn", Lloyd Blankfein, CEO kiêm Chủ tịch của Goldman Sachs nói.
Có vẻ như nhiều ngân hàng khác sẽ sớm bắt chước Goldman, một nhà tư vấn tiền thưởng ở New York nhận định. Mới đây, ngân hàng Thụy Sĩ UBS AG đã nâng mức lương cố định cho giới lãnh đạo, đồng thời gắn tiền thưởng với lợi nhuận. Ngân hàng Credit Suisse cũng buộc giới lãnh đạo chờ từ 3 đến 4 năm mới nhận được tiền.
Năm ngoái, CEO Blankfein của Goldman cùng 6 lãnh đạo cấp cao tự nguyện không nhận tiền thưởng. Thời kỳ đó, nỗi sợ hãi suy giảm sâu hơn bao trùm khắp nền kinh tế Mỹ. Nhiều ngân hàng khác cũng noi theo gương Goldman Sachs.
Trước đó một năm vào 2007, bất chấp bão khủng hoảng thế chấp, Goldman Sachs khiến Phố Wall một phen xôn xao khi chi hẳn 68 triệu USD làm tiền thưởng cho CEO Blankfein, bên cạnh khoản tiền lương hàng năm 600.000 USD.
Còn lần nay, hành động của Goldman Sachs diễn ra sau khi chính phủ Anh và Pháp lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới áp thuế lên tiền thưởng của giới ngân hàng. Nói là làm, mới đây, Anh áp dụng mức thuế một lần lên tới 50% đối với khoản tiền thưởng vượt quá 40.700 USD. Chính phủ Pháp cũng đang xem xét hành động tương tự. Tại Mỹ, đối với những tập đoàn nhận cứu trợ khẩn cấIp, Chính phủ quy định lương lãnh đạo không được vượt quá 500.000 USD.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng sở dĩ Goldman ra quyết định này vì e ngại dư luận. Trước đó, một số nguồn tiết lộ cho thấy trong 3 quý đầu 2009, Goldman đã để dành ra được 19 tỷ USD để góp vào quỹ tiền thưởng cuối năm. Thông tin này khiến nhiều người trở nên giận dữ, ngay cả khi Goldman Sachs có kết quả kinh doanh khả quan.