Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội: Đất ngoại thành "mỏi mòn" chờ người mua

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Giá đất ngoại thành Hà Nội đã giảm 50% nhưng vẫn các giao dịch vẫn "giậm chân tại chỗ," chưa thu hút được người mua.

Cuối năm trước và khoảng 4-5 tháng đầu năm, giới đầu tư đất ùn ùn kéo nhau ra ngoại thành mua đất. Giá đất các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Hoài Đức... được đẩy lên từng ngày.

Nhất là khu vực bên bờ Bắc Sông Hồng, "nghe ngóng" rồi sẽ có những dự án lớn, những cây cầu vượt sông Hồng khiến cho đất khu vực này "sốt xình xịch". Ngay cả đất nông nghiệp ở Đông Anh, Sóc Sơn cũng được mua với giá cao. Người người đổ xô đi mua đất ngoại thành với tâm lý "không nhanh chân thì hết."

Nhu cầu mua đất ngoại thành của nhà đầu tư chủ yếu chờ giá cao bán kiếm lời. Thời điểm sốt giá người ta cứ mua đi, bán lại một mảnh đất. Người đến sau chấp nhận trả giá cao hơn và hy vọng lại bán cho người khác.

Ông Nguyễn Văn Can (Đông Ngàn, Đông Anh, Hà Nội) cho biết: "Trước Tết, tôi bán mảnh đất 200m2 với giá 15 triệu đồng/m2. Nhưng mảnh đất ấy đã bán sang tay đến 7 đời chủ rồi. Giá bán gần đây nhất là 43 triệu đồng/m2 chỉ mua đi, bán lại mà lãi quá, còn đất của mình bán chẳng được bao nhiêu. Tuy nhiên, hiện tại, người chủ mới muốn bán nhưng không có người mua. Người ta bảo đất lại xuống rồi."

Ông Can cũng cho biết thêm, lúc đất đang sốt dẫn khách đến xem qua là bán được ngay, nay vài người đến xem rồi, chủ mới vẫn nhăn nhó, không bán được và kêu lỗ từng ngày.

Đến nay, đất ở các khu vực ngoại thành rao bán rất nhiều, giá hạ xuống chỉ còn 25 triệu đồng/m2 tại các xã khu vực gần cầu Đông Trù. Như vậy, so với thời điểm giá đất được “thổi” cao đỉnh điểm 50 triệu đồng/m2 thì hiện nay giá chcòn một nửa nhưng chẳng thấy ai hỏi mua đất.

Nhìn nhận vấn đề này, bà Phạm Nguyệt Nga, chuyên môi giới bất động sản cho rằng: "Người có nhu cầu để ở thì lại không tìm mua đất ngoại thành mà chủ yếu là người đầu tư “lướt sóng”. Nhà đất giờ đang giảm mạnh, người có tiền mua để ở sẽ đầu tư các quận nội thành, còn người đã trót mua để “lướt sóng,” trước sức ép thu hồi tiền phải bán tháo chấp nhận lỗ"./.