Các đại biểu thăm gian hàng trưng bày nông sản an toàn của các tỉnh tại Hà Nội ngày 3/8. Ảnh: Ngọc Ánh |
Ông đánh giá như thế nào về chương trình phối hợp kết nối tiêu thụ nông sản giữa các tỉnh, TP với Hà Nội thời gian qua?
- Thời gian qua, Sở NN&PTNT Hà Nội đã tổ chức các đoàn DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh và đón tiếp đoàn công tác các tỉnh, TP đến làm việc, tham quan, học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản. Qua đây, Sở đã giới thiệu và nắm bắt được tiềm năng, cơ hội hợp tác của Hà Nội và các tỉnh, TP. Đồng thời, tạo điều kiện cho DN của Hà Nội gặp gỡ, giao lưu với cơ sở sản xuất của các tỉnh, TP, giới thiệu hệ thống phân phối, các tiêu chí yêu cầu về kỹ thuật đối với nông sản thực phẩm khi tiêu thụ ở Thủ đô. Trung bình mỗi năm, Sở NN& PTNT tổ chức cho các DN của Hà Nội ký từ 30 - 40 biên bản hợp tác tiêu thụ nông sản an toàn với các tỉnh, TP.Để bảo đảm niềm tin cho người tiêu dùng về mặt hàng của các tỉnh đưa về Thủ đô, thời gian qua Hà Nội đã đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất - tiêu thụ như thế nào?- Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp với 21 tỉnh, TP phía Bắc trong xây dựng, phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt bảo đảm ATTP tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô. Đến nay, tổng số chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của các tỉnh, TP đã xây dựng là 461 chuỗi. Nhiều tỉnh, TP đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; thúc đẩy nông dân, DN đầu tư vào sản xuất những mặt hàng nông sản cung cấp cho thị trường Hà Nội như: Chuỗi sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Sơn La, chuỗi thịt gà DaBaCo Bắc Ninh, chuỗi thịt lợn Hòa Bình... Mỗi năm có lượng lớn rau, củ, quả được chuyển về Hà Nội như tỉnh Tuyên Quang tiêu thụ cam sành Hàm Yên hơn 600 tấn, chè gần 2 tấn, mật ong hơn 6.000 lít; tỉnh Vĩnh Phúc tiêu thụ rau, quả su su Tam Đảo và rau khác là 10.000 tấn...
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường |
Mặt khác, để tạo điều kiện thuận lợi cho DN, Hà Nội sẽ hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm kiểm soát chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, điều tiết lợi ích giữa các khâu trong chuỗi liên kết. Ngoài ra, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khi đầu tư vào lĩnh vực chế biến, liên kết, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Xin cảm ơn ông!
Hiện, Hà Nội đang duy trì và phát triển 80 chuỗi liên kết ATTP từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó có 36 chuỗi có nguồn gốc động vật và 44 chuỗi có nguồn gốc thực vật. TP đã thí điểm cấp 11 giấy xác nhận cho 11 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 23 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn. |