Bài 1: Những cách làm dân chủ, sáng tạoBài 2: Nhiều “nút thắt” từ cơ sởBài cuối: Cần quyết tâm cao, giải pháp mạnh
Còn tư duy ngại đổi mới
Theo lãnh đạo nhiều đơn vị diện sắp xếp bộ máy, một nguyên nhân quan trọng làm chậm quá trình sắp xếp, TGBC hiện nay là các bộ, ngành chưa có hướng dẫn về tổ chức bộ máy, cơ chế tự chủ tài chính, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp. Như tại Sở NN&PTNT, việc sắp xếp các trạm thuộc các chi cục thành trung tâm dịch vụ phát triển nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện chưa được Bộ LĐTB&XH, Bộ NN&PTNT hướng dẫn theo Nghị quyết 08/CP nên chưa đủ cơ sở triển khai. Việc sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở bảo trợ xã hội công lập thuộc Sở LĐTB&XH cũng chưa được hướng dẫn.
Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh nhận định, hệ thống văn bản quy định quyền, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) chưa cụ thể, thống nhất; thậm chí văn bản ở một số lĩnh vực chồng chéo, bất hợp lý nhưng chậm sửa đổi. Nhất là TGBC phải đúng đối tượng, điều kiện song vẫn thiếu quy định cho cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tự nguyện được tinh giản; việc đánh giá các tiêu chí chủ yếu mang tính định tính, rất khó xác định rõ mức độ.Ngoài ra, rào cản trong công tác này còn xuất phát từ đặc thù của chính ngành, lĩnh vực. Như lĩnh vực văn hóa thể thao, các trường hợp đề nghị TGBC với lý do mắc bệnh hiểm nghèo, hết tuổi nghề của lao động làm biểu diễn nghệ thuật, thể thao... vẫn vướng mắc. Do đó, lãnh đạo Sở VH&TT kiến nghị Bộ Nội vụ với trường hợp đề nghị TGBC do mắc bệnh hiểm nghèo chỉ yêu cầu trình hồ sơ bệnh án của bệnh viện, đồng thời mở rộng trường hợp TGBC diện dôi dư với những lao động nghệ thuật hết tuổi nghề. Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở Nội vụ phân tích: Không thể phủ nhận nguyên nhân chủ quan rất lớn là tâm lý ngại thay đổi ở nhiều cơ quan đang hoạt động ổn định. Một số CBCCVC có tư tưởng cố hữu, chưa tin vào thành công của sắp xếp, tinh giản, khiến việc rà soát tại nhiều cơ quan hành chính, ĐVSNCL chưa tập trung quyết liệt. Trong khi, các ĐVSNCL chưa chủ động đề xuất chuyển sang tự chủ tài chính, ngại đổi mới. Từ chỗ chỉ rõ nguyên nhân, TP xác định trước hết sẽ tăng tuyên truyền, tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 39-NQ/TW, nghị quyết Hội nghị T.Ư 6, 7 khóa XII; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn. Trong đó, chú trọng sắp xếp cơ quan chuyên môn theo tinh thần sửa đổi Nghị định 24, Nghị định 37 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện; tập trung chuyển ĐVSNCL sang tự chủ tài chính đảm bảo chỉ tiêu đến năm 2021.Nên có cơ chế đặc thùNhiều cán bộ cơ sở phản ánh, thực tế công việc từ cấp nhỏ nhất là xã, phường cho thấy, việc quản lý, giao biên chế hành chính hiện nay chưa phù hợp thực tiễn đô thị đang phát triển rất mạnh như Hà Nội, với lượng công việc ngày càng lớn, phức tạp. Dân số TP đã gần 8 triệu người, chưa kể 10 vạn người nhập cư/năm, đưa mật độ dân số trung bình gấp 8 lần mật độ chung, cùng trên 254.125 DN (chiếm 40% cả nước), kéo theo giao dịch hành chính trung bình 4 triệu hồ sơ/năm. Dù TP tăng dịch vụ công mức độ 3, 4, song việc liên tục giảm biên chế hành chính khiến rất khó khăn trong bố trí biên chế đúng vị trí việc làm (VTVL) đã được xây dựng, CBCC chịu sức ép rất lớn.
Điển hình tại một trong những phường lớn nhất TP là Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng), Phó Chủ tịch UBND phường Trần Nam Sơn chia sẻ: Việc từ to đến nhỏ đều dồn xuống cấp phường. Tại Vĩnh Tuy ngày càng nhiều chung cư, khiến số dân gấp 5 - 6 lần và số hồ sơ hành chính giải quyết mỗi ngày gấp đôi những phường nhỏ… “Số người làm giảm dần mà lượng hồ sơ hành chính ngày càng tăng, rất khó cho cơ sở. Theo tôi, với phường nhỏ có thể TGBC, song phường nhiều việc cần có cơ chế đặc thù, được điều chỉnh định biên” - ông Trần Nam Sơn đề nghị.Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần, cấp huyện, xã ngày càng nhiều việc, tăng kiêm nhiệm, lại đòi hỏi nâng chất lượng, song biên chế các phòng chuyên môn phải giảm dần 1,5%/năm, nên rất khó giao biên chế, phân công CBCC. Do đó, huyện đề nghị giữ nguyên biên chế hành chính được giao để huyện hoàn thành nhiệm vụ hiện nay và đạt mục tiêu trở thành quận vào 2020. Đồng thời cần thêm biên chế nhân viên CNTT đáp ứng xây dựng trường học điện tử. Cùng khó khăn đó, lãnh đạo huyện Sóc Sơn kiến nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện luân chuyển các chức danh và đề nghị T.Ư cho phép Hà Nội thực hiện chính sách đặc thù với CBCCVC, NLĐ, bố trí định mức lao động khi biên chế chưa được sử dụng hết, địa phương chưa kịp tuyển biên chế.Tại hội nghị sơ kết ngành nội vụ toàn quốc 6 tháng năm 2019, đại diện TP Hà Nội một lần nữa kiến nghị T.Ư nghiên cứu kỹ việc cắt giảm biên chế hành chính cơ học hàng năm hoặc có cơ chế cho địa phương dùng nguồn thu tăng thêm để sử dụng công chức hợp đồng có thời hạn với một số vị trí, nhằm đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ. Hơn nữa, Bộ Chính trị đã có Kết luận 46-KL/TW ngày 19/4/2019 cơ bản đồng ý nội dung Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, trong đó đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng giám sát trong quản lý Nhà nước phục vụ người dân. Vì vậy, TP cũng đề nghị T.Ư phân cấp, phân quyền cho UBND TP về điều chỉnh VTVL trong cơ quan hành chính, xây dựng khung pháp lý để kiểm soát khi phân quyền cho ĐVSN tự chủ 100% tự phê duyệt đề án VTVL, số người làm.Sớm gỡ khó cho cơ sởTừ khó khăn hiện nay, lãnh đạo UBND TP cũng kiến nghị Quốc hội sớm xem xét sửa đổi Luật Thủ đô theo hướng tăng thẩm quyền, tự chủ cho TP. 5 năm triển khai, nhiều nội dung trong Luật vẫn chồng chéo thẩm quyền giữa bộ, ngành và TP; chưa phát huy được vai trò pháp lý đặc biệt quan trọng về cơ chế đặc thù để Thủ đô phát huy hết tiềm năng. Đặc biệt, UBND TP đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 24/2014/NĐ-CP, Nghị định 37/2014/NĐ-CP phù hợp Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong đó sửa đổi quy định tổ chức bộ máy, cơ cấu lãnh đạo phải trên cơ sở phân loại đơn vị hành chính theo Điều 3 Luật này, mà Hà Nội là đô thị đặc biệt.Đáng chú ý, theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thị Liễu, Chính phủ cần cho TP thực hiện TGBC 10% đến năm 2021 không gồm lĩnh vực giáo dục, bởi áp lực tăng trường lớp, học sinh của Hà Nội rất lớn, Bộ GD&ĐT lại chưa có hướng dẫn, giải pháp chuyển tự chủ ngành giáo dục. Ngoài ra, các bộ chuyên ngành cần sớm hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 để các địa phương có cơ sở phân loại tự chủ ĐVSNCL; hướng dẫn cụ thể khung năng lực VTVL, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, định mức số người làm trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực…Trước khó khăn sau sáp nhập, Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Phạm Hoàng Tuấn đề nghị TP chấp thuận cho Ban thực hiện tuyển dụng viên chức năm 2019 theo đề án VTVL được duyệt, đảm bảo biên chế được giao; giao thêm dự án mới để Ban có kinh phí hoạt động, xóa nợ của các ban trước hợp nhất... Với đặc thù ngành giáo dục, Sở GD&ĐT đề nghị TP kiến nghị Bộ GD&ĐT sớm tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL lĩnh vực này, trình Chính phủ ban hành quy định về mức thu học phí loại hình cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, hướng dẫn chuyển đổi cơ sở mầm non, THPT từ công lập ra ngoài công lập ở nơi có khả năng xã hội hóa cao. Ngoài ra, theo Trưởng ban Tổ chức Thị ủy Sơn Tây Đỗ Thị Lan Hương, kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị cần có lộ trình, phương án cụ thể; tránh tách, nhập, bàn giao nhiều lần hoặc trong thời gian dài, nhằm ổn định tâm lý người lao động.
Để đạt mục tiêu sắp xếp bộ máy, các đơn vị cần xác định quan điểm đúng đắn, trong điều kiện số người giảm thì cách quản trị cần hiệu quả hơn. Với vướng mắc của các đơn vị, đề nghị Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan tăng cường hướng dẫn để ổn định tổ chức bộ máy.Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn |
Trước mục tiêu TGBC 10% đến 2021, với khối công chức, từ năm 2016 TP có tính đến tính chất công việc, độ phức tạp để điều phối chứ không cắt biên chế hàng loạt. Trong đó, với đơn vị có tốc độ đô thị hóa, độ phức tạp lớn thì cân đối giảm bình quân 1,5 - 2%/năm; năm 2017 có đơn vị giảm tới 2% nhưng có đơn vị tăng biên chế. Với biên chế sự nghiệp riêng khối y tế, giáo dục, Hà Nội bảo vệ quan điểm không cắt giảm cơ học như nhiều tỉnh, TP mà ưu tiên bổ sung, điều chỉnh, đẩy ra tự chủ nhằm tăng cường biên chế.Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thị Liễu |