Đồng thời, đồng tình và nhất trí cao với những kết quả, thành tựu của TP sau 10 năm thực hiện mở rộng địa giới hành chính như báo cáo nêu.
Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên Phạm Hải Hoa phát biểu ý kiến. |
Thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và đô thị
Theo Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên Phạm Hải Hoa, báo cáo đã phân tích từ cơ sở thực tiễn, khái quát được Hà Nội đã thực hiện một khối lượng công việc lớn trong thời gian ngắn, chưa từng có tiền lệ. Huyện Phú Xuyên có xuất phát điểm khó khăn, kinh tế nông nghiệp làng nghề. Sau 10 năm thực hiện mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, thu nhập bình quân của huyện từ 7,4 triệu đồng/người/năm, đến nay là 33 triệu đồng/người/năm, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. TP huy động bình quân hơn 1.800 tỷ đồng/năm cho khu vực nông thôn, tạo cơ sở thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn. Giá trị sản xuất tăng gấp hơn 4,3 lần; công tác dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tập trung thực hiện; quan tâm phát triển các vùng chuyên canh và ứng dụng công nghệ cao trong phát triển làng nghề; điện, mạng lưới, xe bus được quan tâm đầu tư; đầu tư xây dựng cơ bản cũng nhiều thay đổi.
Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Bạch Liên Hương thông tin thêm, thu nhập bình quân đầu người của huyện từ năm 2008 là 5,5 triệu đồng/người/năm, đến năm 2018 lên 36 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo từ 16,73% giảm xuống còn 5,6% theo chuẩn nghèo đa chiều. Văn hóa được quan tâm rất lớn, nhất là văn hóa truyền thống được phát huy rõ nét hơn. Huyện đề nghị đầu tư cho bệnh viện huyện, trường đạt chuẩn, quan tâm phát huy tiềm năng về du lịch của huyện.
Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Hoàng Trọng Phú. |
Đặc biệt, an sinh xã hội của huyện được đảm bảo huyện Phúc Thọ đã huy động vượt nguồn xã hội hóa để xây dựng nhà cho người nghèo, gia đình chính sách. Tỷ lệ người dân được dùng nước sạch đạt 62%; 99% rác thải được thu gom và xử lý hàng ngày; thu nhập bình quân được nâng lên đáng kể, đạt 38 triệu đồng/người/năm năm 2017, tăng gấp 4 lần so với năm 2008. Trong thời gian tới, huyện Phúc Thọ đề nghị TP quan tâm về nước sạch, nhất là tại một số xã ven sông, ngoài đê cách xa trung tâm.
Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn phát biểu tại hội nghị. |
Sau 10 năm thực hiện mở rộng địa giới hành chính, kinh tế TP tăng trưởng khá, xây dựng nông thôn mới khởi sắc; cải cách hành chính đứng thứ 2/63 tỉnh, thành; an ninh chính trị, an toàn xa hội trên địa bàn được giữ vững. Trong quá trình thực hiện, Thành ủy đã cụ thể bằng 9 chương trình công tác của khóa XV, 8 chương trình khóa XVI và được triển khai đồng bộ; lãnh đạo TP đi sâu sát cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân, cử tri đánh giá cao trách nhiệm của TP quan tâm đến nông thôn.Thạch Thất là huyện tiếp nhận thêm 3 xã, thời điểm bắt đầu kinh tế khó khăn nhưng sau 10 năm hợp nhất, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 12% trong 10 năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực (công nghiệp 62%, thương mại - dịch vụ 22%...). Trong 10 năm, ngân sách đầu tư 4 nghìn tỷ, chưa tính nguồn huy động xã hội hóa cho hạ tầng, kết quả điện đường trường trạm của Thạch Thất phát triển. Nước sạch với huyện đã đạt trên 70% sử dụng nước sạch sông Đà, phấn đấu 2020 là 100%; tỷ lệ hộ nghèo từ 9,3% đến nay chỉ còn 1,18%. Thu nhập bình quân tăng từ 13 triệu đồng/người/năm lên 52 triệu đồng/người/năm; 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới; huyện đứng tốp đầu của Hà Nội về đào tạo học sinh giỏi…
“Từ kết quả này khẳng định kết quả đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo của TP, Nghị quyết 15 của Quốc hội đã thực sự đi vào cuộc sống được người dân hưởng ứng, đánh giá cao” - Bí thư huyện ủy Thạch Thất nhấn mạnh.
Cần có “cú hích” trong cơ chế chính sáchBên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất 3 nhóm vấn đề như cần quan tâm tiếp tục chỉ đạo những nơi khó khăn, trong đó có cơ chế đặc thù hoặc đột phá để phát huy hết tiềm năng để khu đó có sự phát triển đồng bộ và theo kịp những địa phương khác. Có giải pháp và chỉ đạo tập trung hơn về các đô thị vệ tinh; cần có giải pháp quyết liệt hơn và đầu tư nguồn lực để giải quyết các vấn đề môi trường (rác thải, nước sạch…).
Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên đề xuất, TP tiếp tục phân tích làm rõ hơn xây dựng mô hình chính quyền địa phương, mô hình chính quyền đô thị hiệu quả; phân tích cụ thể về những khó khăn về chủ trương phát triển nông nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho các huyện phát triển. Đối với Phú Xuyên đề nghị tiếp tục quan tâm cải tạo môi trường các dòng sông; đẩy nhanh tiến độ triển khai 5 khu đô thị vệ tinh; phát triển về các công trình văn hóa, trường học.
Là huyện khó khăn, xa trung tâm của TP, huyện Ba Vì cảm nhận rõ nét trong 10 năm qua đã có bước phát triển TP, nhất là về nhất là đầu tư phát triển hạ tầng xã hội, gấp 3 lần ở mỗi năm so với trước khi hợp nhất, tạo ra diện mạo khởi sắc trong vùng nông thôn. Bí thư Huyện ủy Ba Vì Hà Xuân Hưng kiến nghị, TP cần xử lý vi phạm đất đai sau khi cổ phần hóa của khoảng 70 nông lâm trường còn nhiều tồn tại, đưa công nghệ xử lý hiện đại về khu vực xử lý rác thải; quan tâm đầu tư trường học đạt chuẩn…
Bí thư thị ủy Sơn Tây Nguyễn Quang Sơn |
Chủ tịch Hội Nông dân TP Lê Trọng Khuê phát biểu ý kiến. |
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại hội nghị. |
Về bài học và nguyên nhân, Chủ tịch HĐND TP cho rằng cần bổ sung công tác lãnh đạo chỉ đạo của quận huyện và bài bản và thận trọng, tính đúng đắn của việc đầu tư toàn diện vùng sâu vùng xa; công tác tuyên truyền khi thực hiện nghị quyết đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân…