“Tôi thấy rằng chúng ta thay đổi hình thức tổ chức nhưng bản chất lễ hội không thay đổi. Vì bản chất của lễ tiết đền Gióng là người dân làm lễ và rước lễ lên sân rồng đền Thượng, bày tỏ niềm tôn kính với đức Thánh. Và bao nhiêu năm nay, bản chất ấy, niềm tin ấy vẫn được giữ. Nếu cứ khư khư truyền thống mà cướp phản cảm thì không còn gì là văn hóa lễ hội”. - PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. “Các hành vi tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín, dị đoan, kinh doanh thu lợi bất chính và các hoạt động không lành mạnh như: Lưu hành ấn phẩm văn hóa trái phép không phù hợp với thuần phong, mỹ tục; tổ chức các trò chơi mang tính cờ bạc, các dịch vụ điện tử dùng loa có công suất lớn sẽ bị xử lý nghiêm. Đối với việc đặt tiền công đức, tiền lễ không đúng quy định cũng sẽ bị nhắc nhở. Lực lượng chức năng cũng kiểm tra chặt chẽ các hoạt động dịch vụ, niêm yết công khai giá dịch vụ, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại về giá, phí dịch vụ”. - Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội. |
Hà Nội tìm kịch bản mới cho các lễ hội phản cảm
Kinhtedothi - Hàng năm, Hà Nội có hơn 1.000 lễ hội lớn nhỏ. Trong đó, những cái tên như Lễ hội chùa Hương, Lễ hội đền Sóc, Lễ hội chùa Tây Phương… vẫn thường được nhắc nhiều nhất về tình trạng tranh cướp lộc trong ngày khai hội, xô xát nhau dẫn đến thương tích, chặt chém, lừa đảo…
Sau khi thay đổi hình thức cướp giò hoa tre và trầu cau ở đền Sóc, công tác quản lý lễ hội của Hà Nội năm 2019 sẽ tiếp tục có những biến đổi để “nói không” với lễ hội phản cảm.
Hội đền Sóc sẽ có giò hoa làm bằng vầuSáng 11/1/2019, Ban tổ chức Lễ hội đền Sóc đã có cuộc họp bàn công tác tổ chức lễ hội với đại diện các ngành và trưởng các thôn làng của huyện Sóc Sơn. Ngoài vấn đề đảm bảo công tác an ninh trật tự, địa điểm trông giữ xe, đảm bảo cảnh quan không hàng quán vây quanh, một trong những vấn đề quan trọng được xin ý kiến thành viên Ban tổ chức đó là có nên thay vật liệu tre thành vầu khi làm giò hoa? “Bao năm nay, người dân trong thôn chọn các cây tre già để vót cành, chuẩn bị tết thành 2 giò hoa đặt lễ ở đền Thượng và đền Hạ. Tuy nhiên, hiện nay tre ngày càng khó tìm, tạo cành lại không đẹp bằng vầu, nên tôi xin ý kiến lãnh đạo huyện xem làm hoa bằng tre hay bằng vầu” - ông Trần Huấn - Trưởng thôn Vệ Linh bày tỏ. Được biết, một năm thôn Vệ Linh không chỉ làm 2 giò hoa tre để cung tiến đức Thánh, mà khoảng 1.000 giò để đủ cung cấp nhu cầu nhận lộc của du khách thập phương về dự lễ hội. Ý kiến chuyển vật liệu được Trưởng Ban tổ chức Lễ hội, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh đồng tình. Theo ông Mạnh, làm bằng vầu chắc chắn và đẹp. Hơn nữa, những năm trước, cũng có một số lượng hoa tre làm bằng vầu được du khách thập phương ưa thích lựa chọn.Năm nay, Lễ hội đền Sóc sẽ tiếp tục không thực hiện nghi lễ rước giò hoa tre, giò trầu cau từ đền Thượng tạ lễ đền Mẫu và đền Trình trong ngày khai hội Gióng. Nghĩa là màn hô tất lễ, cướp lộc đã trở thành hình ảnh quen thuộc của lễ hội được thay đổi. Nghi lễ lưu dấu trong hồ sơ trình UNESCO công nhận Hội Gióng là di sản văn hóa phi vật thể thế giới sẽ không còn. Nhưng khác với năm 2018, tâm trạng của Nhân dân Sóc Sơn không còn nhiều băn khoăn. Vì không tất lễ để hội có văn hóa không ảnh hưởng đến niềm tin tâm linh. Theo ông Trịnh Nhật Nam - Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi thôn Vệ Linh: “Đến giờ chúng tôi hoàn toàn hoan nghênh thay đổi cách tổ chức. Sau một năm có thể khẳng định chúng ta đã hài hòa giữa vấn đề tâm linh và vấn đề văn minh lễ hội” - ông Trịnh Nhật Nam nhấn mạnh. Và khác với mùa lễ hội 2018, Ban tổ chức sẽ không phát lộc ngay sau phần lễ, mà sẽ thực hiện nghi lễ này vào buổi chiều mùng 6 tháng Giêng và các ngày sau hội sau đó.Năm nay, trong phần hội, ngoài các hoạt động nấu cơm thi, đi cà kheo, thi đấu vật, đập niêu…, Ban tổ chức còn mở thêm hoạt động thi bóng chuyền da nữ để tăng thêm các hoạt động vui chơi cho du khách.Không treo thịt tươi sốngBao năm, Lễ hội chùa Hương vẫn không ngớt những hành động phản cảm. Hết thời du khách thập phương kêu ca về việc chặt chém thuyền đò, đồ ăn và treo thịt động vật được quảng cáo là hoang dã…; lễ hội này lại nổi cộm các vấn đề chen nhau đến ngất xỉu vì hành động phát lộc tự phát của sư thầy.
Mùa lễ hội năm 2019, Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương không bố trí điểm kinh doanh ở nội tự các chùa, động, đoạn đường hẹp hoặc vực sâu không an toàn, khu vực sân di tích. Ban tổ chức cấm quảng cáo, tổ chức dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội. Các hộ phải có tủ bảo quản thực phẩm, không treo móc thịt trong tủ và ngoài cửa hàng gây phản cảm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết, lực lượng chức năng sẽ xử lý nghiêm những trường hợp cố tình ép giá, ép khách, nhũng nhiễu đòi tiền bồi dưỡng. Lực lượng chức năng cũng kiểm tra, quản lý chặt chẽ vé thắng cảnh, xử lý trường hợp tranh giành, dẫn khách trốn vé. Năm nay, quận Đống Đa sẽ tổ chức trọng thể lễ hội kỷ niệm sự kiện 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa với các hoạt động ý nghĩa tôn vinh anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Bên cạnh nghi lễ tưởng niệm, chương trình khai mạc lễ hội là màn nghệ thuật giàu chất sử thi tái hiện chiến công của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ trong chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội là hoạt động dâng hương của Nhân dân cùng các hoạt động văn nghệ truyền thống, trò chơi dân gian.Kiểm soát từ khâu đầuTrong cuộc họp báo thường kỳ Quý IV của Bộ VHTT&DL, ông Nguyễn Thái Bình - Chánh Văn phòng Bộ VHTT&DL cho biết, trung tuần tháng 1/2019, toàn bộ kế hoạch tổ chức mùa lễ hội 2019 của các địa phương sẽ gửi về Bộ VHTT&DL. Như vậy, tình trạng tranh cướp, loạn đả, phản cảm sẽ được cơ quan quản lý văn hóa chủ động kiểm soát và phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn.Cũng trong trung tuần tháng 1/2019, UBND TP Hà Nội cũng sẽ họp chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2019. Hà Nội sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc tổ chức phần lễ và phần hội; xử lý nghiêm tình trạng tăng giá, ép giá, đeo bám khách du lịch, ăn xin, trộm cắp; giữ gìn và bảo vệ các di tích; chấm dứt dịch vụ đổi tiền lẻ, nạn bói toán, cờ bạc dưới mọi hình thức. Hà Nội sẽ xử lý triệt để các hành vi vi phạm về kinh doanh ăn uống, có chế tài xử phạt các hành vi xả rác thải tại lễ hội…Đầu năm du Xuân, trẩy hội đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, lễ hội ngày càng được mở rộng cả về quy mô, số lượng. Hà Nội là địa phương có số lượng lễ hội lớn, nên càng tăng thêm những nỗi lo về mặt trái và sự phản cảm xảy ra nơi đông người. Cũng chưa thể nói trước một mùa hội bình an, nhưng tất cả các kịch bản của từng lễ hội đã được lên khung, nên cũng là niềm hy vọng cho sự thành công của mùa hội mới.