Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hãy hành động để ngăn nước biển dâng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hôm nay (5/6), cùng với hơn 150 quốc gia trên thế giới, Việt Nam triển khai các hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày Môi trường thế giới.

Đây là dịp để các cộng đồng dân cư, các tổ chức cá nhân trên khắp hành tinh cùng hành động để bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu, vì cuộc sống và tương lai của chính mình.
PHó
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu chỉ đạo buổi lễ
Ngay trong sáng nay, tại trường Trần Quốc Toản (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) diễn ra lễ mít tinh quốc gia kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới do Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hồ Chí Minh cùng các bộ, ngành, các tổ chức môi trường trong nước, quốc tế phối hợp tổ chức. Tham dự mít tinh có Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang; Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam - Pratibha Mehta, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín cùng trên 1.500 khách tham dự.
Nằm trong khuôn khổ “Năm quốc tế về các Quốc đảo nhỏ đang phát triển 2014” do Liên hợp quốc phát động, ngày môi trường thế giới 5/6 năm nay có chủ đề “Hãy hành động để ngăn nước biển dâng” nhằm nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các khu vục dễ bị tổn thương như các vùng hải đảo, khu vực ven biển và các khu vực trũng thấp. Hiện nay, các quốc đảo nhỏ này đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng bởi những diễn biến của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Phó Thủ tướng trồng cây
Các đại biểu tham gia trồng cây.
Phát biểu khai mạc buổi mít tinh, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang cho biết: “Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260km, hơn 1 triệu km2 lãnh hải, trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lãnh thổ Việt Nam có nhiều vùng đất trũng, đất thấp ven biển rộng lớn, trong đó có trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình chỉ cao hơn 2,5m so với mặt biển. Cùng với khoảng 50% dân số cả nước sống ở các vùng đất thấp và ven biển, Việt Nam được đáng giá là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Điều đó đặt ra nhiều thách thức đối với việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thiết thực và kịp thời”.
Xử lý rác
Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng từ 2-3 độ C, mực nước biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long có thể dâng từ 85 – 105cm so với thời kỳ 1980 – 1999, khoảng 39% diện tích bị ngập, 27,8% chiều dài đường quốc lộ và 26,8% chiều dài tỉnh lộ bị ảnh hưởng, 34,6% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp.
Hãy hành động để ngăn nước biển dâng - Ảnh 1

Nạo vét kênh Nước Đen.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi mít tinh, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: “Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nhước, đặc biệt là với gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cũng được quan tâm và chú trọng. Thể chế, chính sách về quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường từng bược được đổi mới, hoàn thiện. Các cấp, các ngành từng bước nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò quan trọng của công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và đưa công tác này trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Hàng năm Việt Nam đã chi ngân sách cho bảo vệ môi trường không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách nhà nước. Đặc biệt gần đây, Đảng và Nhà nước đã tăng cường quan tâm chỉ đạo công tác ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với quản lý, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và xác định bảo vệ môi trường là một trong ba trụ cột phát triển bền vững của đất nước”.
Hãy hành động để ngăn nước biển dâng - Ảnh 2
Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết Liên Hợp quốc đánh giá cao những hành động triển khai khá toàn diện của Chính phủ Việt Nam đối với vấn đề môi trường thời gian qua, đặc biệt trong công tác xây dựng chiến lược, kịch bản ứng phó với BĐKH, nước biển dâng. Bà Pratibha Mehta cũng nhấn mạnh tới tính thiết thực của những hoạt động hưởng ứng tích cực trên khắp mọi miền đất nước trong Ngày Môi trường thế giới.
Nhân sự kiện Ngày Môi trường thế giới, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kêu gọi: “Mỗi công dân Việt Nam, mỗi tổ chức, doanh nghiệp phát huy truyền thống và tinh thần thi đua yêu nước; chung sức, chung lònh bằng những hành động đấu tranh khoa học vì nền hòa bình để bảo vệ giữ gìn và khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng lãnh hải, lãnh địa của Tổ quốc ta; cùng hiến kế các giải pháp để quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường bền vững, nhất là tài nguyên và môi trường biển đảo”.
Hãy hành động để ngăn nước biển dâng - Ảnh 3
Ngay sau lễ mít tinh là các hoạt động đã được diễn ra như: Ra quân thu gom rác, trồng cây, cải thiện môi trường trên tất cả 24 quận, huyện của thành phố. Bên cạnh đó còn có hoạt động trao đổi kinh nghiệm về quản lý môi trường, xử lý chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, triển lãm ảnh, đạp xe vì môi trường, ngày hội tái chế, nạo vét ao hồ, kênh rạch...