Tổng giám đốc Hiệp hội - Thomas Cueni, cho biết con số thứ hai đồng nghĩa nguồn cung vaccine Covid-19 sẽ vượt xa nhu cầu toàn cầu vào thời điểm đó. Ông Cueni cũng nói thêm rằng các nhà sản xuất vaccine trên thế giới hiện đang cho ra 1,5 tỷ liều mỗi tháng.
Phát biểu trong một hội nghị có các nhân vật cấp cao trong ngành dược phẩm thế giới, ông Ceuni cho biết “tin tức này là một trong những yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với công bằng vaccine”.
“Chúng ta không thể phủ nhận thực tế là cho đến nay, chỉ có khoảng 6% dân số trưởng thành của châu Phi được tiêm chủng đầy đủ, trong khi ở nhiều nước phương Tây, con số này ở mức 70%”, ông Ceuni nói.
Theo đó, ngay cả trên cơ sở những dự báo thận trọng nhất, các quốc gia G7 sẽ dư thừa 1,2 tỷ liều trong năm 2021, ngay cả khi đã triển khai tiêm phòng cho những người trên 12 tuổi và tiêm nhắc lại cho những người có nguy cơ.
“Hiện nếu 1,2 tỷ liều vaccine này được chia sẻ trước cuối năm nay, sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong phân phối vaccine cũng như thiết lập lại công bằng vaccine.”
Albert Bourla - Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Pfizer, nói rằng trong năm 2022 cần có đủ vaccine cho tất cả mọi người, nhưng vấn đề là vẫn còn sự do dự trong quyết định tiêm vaccine. Theo đó, ở một số quốc gia, chẳng hạn như ở châu Phi, tỷ lệ dân số do dự trong việc tiêm vaccine có khả năng cao hơn so với các nước phương Tây.
Trong khi đó, Paul Stoffels - Giám đốc khoa học của Johnson & Johnson, cho biết cần thiết lập một cơ chế để đảm bảo rằng số vaccine đang dư thừa nhanh chóng được cung cấp cho các quốc gia đang phát triển.
Ông Bourla cho biết Pfizer đang phát triển các loại vaccine mới được nghiên cứu riêng cho các biến thể của virus. Cụ thể, hãng này đã phát triển một loại vaccine tập trung đặc biệt vào biến thể Beta, lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi và sẽ đệ trình lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ để phê duyệt.