Dưới góc độ pháp lý, theo pháp luật về nhân quyền quốc tế, tra tấn là một trong những hình thức vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất, bị chỉ trích gay gắt nhất. Về áp dụng các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp và các biện pháp khác Theo quy định tại khoản Điều 2: “Mỗi quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp, hoặc các biện pháp hiệu quả khác để ngăn chặn các hành vi tra tấn trên bất cứ khu vực lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của mình”.
Theo quy định này, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải tiến hành các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp và các biện pháp khác nhằm ngăn chặn hành vi tra tấn trên phạm vi lãnh thổ thuộc quyền tài phán quốc gia một cách tuyệt đối.
Thứ 1, về biện pháp lập pháp: Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải ghi nhận bằng pháp luật quyền không bị tra tấn của mọi công dân; nghiêm cấm hành vi tra tấn và phải quy định tra tấn là một tội phạm, bị xét xử với chế tài nghiêm khắc nhằm răn đe, ngăn ngừa hành vi tra tấn, bảo vệ tính mạng, danh dự và nhân phẩm của con người; đồng thời, ban hành mới hoặc chỉnh sửa vavs quy định hiện hành để các quy định pháp luật nội dung và tố tụng của quốc gia đều đảm bảo quyền không bị tra tấn cho tất cả mọi người trên lãnh thổ quốc gia.
Thứ 2, về biện pháp hành pháp: Các quốc gia thành viên phải bảo đảm và tôn trọng quyền không bị tra tấn, trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vo nhận đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm của công dân, trong đó lưu ý đến việc xây dựng 7 các quy định đạo đức, nghề nghiệp cho cácn bộ, viên chức; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho các quan chức thực thi pháp luật của các nhân viên công quyền nói chung và nhân viên hành pháp nói riêng.
Thứ 3, về biện pháp tư pháp: Các quốc gia thành viên phải bảo đảm thực hiện quyền không bị tra tấn, trừng phạt hoặc đối xử tàn bạo, vô nhận đạo hoăc hạ thấp nhân phẩm của công dân trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Do đó, các hoạt động tư pháp phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật để bảo đảm yêu cầu của Công ước; cùng với đó phải có hệ thống giám sát hiệu quả để đảm bảo tính khách quan, chính xác và kịp thời của các hoạt động tư pháp, hạn chế đến mức thấp nhất sự xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân.
Thứ 4, các biện pháp khác: Công ước không quy định thế nào là các biện pháp khác nhưng có thể hiểu đây là nhóm các biện pháp bao gồm phát triển kinh tế xã hội, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hiện các chiến lược chăm sóc y tế, cải cách giáo dục, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật... có vai trò quan trọng hỗ trợ cho các biện pháp hành chính, tư pháp trong việc ngăn chặn các hoạt động tra tấn và góp phần không nhỏ trong loại bỏ hoàn toàn tra tấn thông qua việc nâng cao nhận thức, đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Khoản 2 Điều 2 cũng khẳng định: “Không có bất kỳ hoàn cảnh ngoại lệ nào, cho dù là trong tình trạng chiến tranh, hoặc đang bị đe doạ bởi chiến tranh, mất ổn định chính trị trong nước hoặc bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào có thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn”.
Khoản 3 Điều 2 cũng quy định không được viện dẫn mệnh lệnh của quan chức hay của cơ quan có thẩm quyền cấp trên không thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn”.
Quy định này có thể được hiểu như sau: Bất kỳ một sĩ quan, quan chức, hoặc nhân viên công quyền nào đều không có quyền ra mệnh lệnh trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục 8 con người; mọi mệnh lệnh, yêu cầu (nếu có) của sĩ quan, quan chức hoặc nhân viên công quyền về việc tra tấn, trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người đều không có hiệu lực thi hành;
Không được chấp hành mệnh lệnh, yêu cầu (nếu có) của sĩ quan, quan chức hoặc nhân viên công quyền về việc tra tấn, trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người; mọi hành động tra tấn, trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con nngười do chấp hành mệnh lệnh, chỉ đạo, yêu cầu của cấp trên một cách mù quáng đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.