Ông Thào Xuân Sùng |
- CPTPP và EVFT là hai hiệp định thương mại tự do (FTA) có tiêu chuẩn cao, toàn diện, cân bằng nên Việt Nam chắc chắn sẽ được nhiều hơn mất. Cán bộ và hội viên nông dân sẽ được nâng cao trình độ canh tác nông nghiệp, chất lượng hàng hóa đạt chuẩn quốc tế. Vì vậy, chúng ta phải nhận thức được thuận lợi, cơ hội cũng như khó khăn, thách thức, nhất là lĩnh vực thương mại nông sản.Theo ông, đâu là rào cản tác động đến việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu của nông sản Việt?- Thực tế hiện nay, thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam thiếu ổn định, xuất khẩu lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc, chủ yếu qua đường tiểu ngạch nên giá trị thấp. Cùng với đó, những rào cản về kỹ thuật là khó khăn lớn đối với DN Việt Nam khi hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế khoảng 5%; thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu tập trung vào các nước trong khu vực. Đáng nói, nông dân và DN Việt Nam chưa chủ động tìm hiểu thông tin, do đó thông tin về các thị trường tiềm năng còn mù mờ, là yếu tố cản trở khi hội nhập. Lấy ví dụ như thị trường Trung Quốc, trước đây, chúng ta vẫn quen lối sản xuất, tiêu thụ mang tính láng giềng, tuy nhiên khi Trung Quốc quy chuẩn hóa hàng sản xuất trong nước cũng như hàng nông sản nhập khẩu thì nhà sản xuất của Việt Nam bắt buộc phải làm quen. DN, HTX, nông dân không thể tự mình làm việc này mà cơ quan Nhà nước, tổ chức HND phải có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ họ.Vậy, giải pháp nào có thể giúp nông dân và DN khắc phục điểm yếu về thông tin thị trường, thưa ông?- Ban Thường vụ T.Ư HND quyết định thành lập Trung tâm thông tin về sản xuất và tiêu thụ nông sản Việt Nam. Những thông tin về CPTPP, EVFTA và những FTA khác sẽ được kết nối trực tiếp với người sản xuất. Cụ thể là các DN, HTX nông nghiệp và chủ hộ nông dân trước khi sản xuất đều nắm được đầy đủ thông tin về những thị trường mà mình sẽ phải đàm phán để tiêu thụ. Chúng tôi coi đây là giải pháp mang tính lâu dài. Bởi, Trung tâm thông tin sẽ đảm bảo luôn được thông suốt giữa Chính phủ, HND Việt Nam đến đối tượng người sản xuất trong nước. Theo đó, Trung tâm sẽ thông tin kịp thời, chính xác thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là các đối tác thuộc các FTA mà chúng ta đã ký để người sản xuất lựa chọn.T.Ư HND đã có hành động gì sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng mối liên kết “6 nhà” (nhà nông - Nhà nước - nhà đầu tư - ngân hàng - nhà khoa học - nhà phân phối) nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế?- Nhằm hoàn thiện mối liên kết “6 nhà” theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, Ban Thường vụ T.Ư HND đã tổ chức họp với lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, DN, HTX lớn để tổ chức phối hợp hành động. Tuy nhiên, liên kết này đòi hỏi người nông dân phải thay đổi tư duy làm ăn tiểu nông cá thể. Đặc biệt là nâng cao ý thức vì cộng đồng chứ không thể tồn tại mãi cách làm “lợn hai chuồng, rau hai luống”. Mặt khác, bản thân các tập đoàn, tổng công ty, DN cần xác định mình là những “con chim đầu đàn” trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Có như vậy, nông sản của Việt Nam mới thắng thế trên sân nhà và khẳng định trên trường quốc tế.Một việc nữa chúng ta cần làm ngay, đó là phải gỡ rào cản từ nội tại văn hóa nông thôn, tập quán sản xuất bằng cách tạo đột phá từ lớp trẻ. Lớp trẻ chính là các Giám đốc HTX, nông dân thế hệ mới có trình độ học vấn cao, văn hóa tiến bộ, đóng góp tâm sức cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nước nhà. Thời gian tới, T.Ư Hội sẽ tổ chức tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ HND, Giám đốc HTX và các chủ hộ nông dân tiêu biểu. Nội dung tập huấn đa dạng với các phạm trù khác nhau và theo phương pháp thực hành chứ không theo phương thức lý thuyết và tham quan thực tế như trước đây. Xin cảm ơn ông!