Lượng vốn vay dành cho Việt Nam phụ thuộc vào tình hình kinh tế và tài chính toàn cầu, chương trình cho vay của WB có thể được điều chỉnh cao hơn.
Hỗ trợ vào 3 lĩnh vực trọng tâmTrên thực tế, Việt Nam vừa "tốt nghiệp" ODA của WB, trong đó phần lớn là nguồn vốn IDA (vốn từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế thuộc nhóm WB). Trong điều kiện mới, Việt Nam sẽ chuyển từ vay IDA với mức lãi suất bằng 0% cộng với phí dịch vụ sang vay từ Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD) - một đơn vị trực thuộc WB. Việt Nam sẽ được vay vốn hỗ trợ chuyển tiếp IDA (theo điều kiện giống như IBRD - quy trình cho vay lại) là 2,2 tỷ USD giai đoạn 2018 - 2020. Với vốn IBRD, dự kiến giai đoạn này là 1,88 tỷ USD. “Vốn mới sẽ tập trung tài trợ Kế hoạch đầu tư trung hạn của Chính phủ. Chúng tôi sẽ huy động tất cả các thể chế WB, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA)…, các đối tác và các công cụ sẵn có nhằm tạo đa dạng nguồn vốn, chuyển biến chiến lược như cho vay, đối thoại chính sách, phân tích và tư vấn, hay bảo lãnh” - Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam Ousmane Dione cho biết.
Theo Khung đối tác hợp tác, WB tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm và 11 mục tiêu. Theo đó, lĩnh vực 1 là Tạo điều kiện tăng trưởng hòa nhập và sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân. Ở lĩnh vực này, tập trung hoàn thiện quản trị kinh tế và thể chế thị trường; phát triển kinh tế tư nhân và DN nông nghiệp; Tăng cường năng lực cạnh tranh thương mại trong vận tải đa phương thức dịch vụ logistics; Hoàn thiện quy hoạch quản lý xây dựng hạ tầng và dịch vụ đất đai đô thị. Lĩnh vực 2: Đầu tư vào con người và tri thức, trong đó tăng cường dịch vụ y tế công và tư nhân, nâng cao hiệu quả trợ giúp xã hội và bảo hiểm y tế, chất lượng giáo dục sau phổ thông và thị trường lao động. Lĩnh vực 3: Bảo đảm tính bền vững và sức đề kháng của môi trường: Bao gồm năng lượng điện tái tạo, tăng cường tiết kiệm điện, tăng khả năng đề kháng trước biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và an ninh nước.Tăng khả năng tiếp cận vốnNguồn vốn vay ưu đãi là một trong những nguồn ngoại lực quan trọng để góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các hạng mục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam những năm qua. Mặc dù vai trò của ODA ở Việt Nam đã giảm dần, song các nguồn vốn hỗ trợ cho Việt Nam trước mắt vẫn tốt hơn điều kiện thị trường, xét về lãi suất, thời gian ân hạn rất dài, cơ bản vẫn là nguồn vốn giá rẻ và quý giá đối với những dự án mà Nhà nước đầu tư phát triển. Tuy vậy, vẫn còn những bất cập trong quá trình giải ngân chậm, vẫn gặp những rào cản về mặt pháp lý lẫn các vấn đề khác như thẩm định dự án, nguồn vốn đối ứng, GPMB...Liên quan đến mở rộng cho khu vực tư nhân, việc “mở cửa” vốn vay ưu đãi nước ngoài đối với khối DN tư nhân có thể ví là một mắt xích quan trọng để hạ "cơn khát" vốn của DN tư nhân hiện tại. Vốn IBRD thường có mức lãi suất rất thấp, khoảng 2 - 3%, trong khi vốn tín dụng hiện tại của Việt Nam đang dao động ở khoảng 9 - 11% với các khoản vay trung và dài hạn. Vấn đề là khả năng tiếp cận ra sao.Đại diện IFC cho hay, đã đầu tư 25 triệu USD vào VPBank và khoảng 15 triệu USD trong số đó đã giải ngân tăng cường cho DN tư nhân, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, có cơ chế hỗ trợ cho ngành dệt may, có hoạt động cụ thể.Theo đại diện các đối tác, Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình, và quan hệ với các nhà tài trợ trước đây cũng chuyển sang quan hệ đối tác phát triển. Điều này có nghĩa trong những năm tới, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước đối tác phát triển sẽ chỉ đóng vai trò gián tiếp tạo môi trường thuận lợi và cung cấp sự hỗ trợ nhất định để các bên quan hệ trực tiếp với nhau. “Cơ chế giải ngân vốn cho DN tư nhân thực tế cũng có thể thực thi. Mấu chốt phụ thuộc vào quy định cụ thể các tiêu chí chọn dự án tư nhân đầu tư có khả năng tiếp cận vốn. Để quá trình từ lý thuyết đến thực tiễn được rút ngắn, trước hết, thông tin về các nguồn ưu đãi cần được công khai, minh bạch với các DN khả năng tham gia thực hiện. Bên cạnh đó, Nhà nước và các tổ chức tài chính cần xác lập khung pháp lý, các điều kiện tài chính và năng lực chuyên môn đi kèm để bảo lãnh cho các nguồn vốn vay” - Giám đốc WB Ousmane Dione nói.
"Việt Nam vẫn đang kiên định tái cơ cấu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, mục tiêu tạo ra nhiều hơn các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn sinh thái và hướng tới phát triển bền vững. Khung đối tác lần này sẽ hiện thực hóa được mục tiêu, khát vọng phát triển của Việt Nam, không chỉ trong 5 năm mà cả nhiều năm nữa. Khung đối tác lần này sẽ là định hướng quan trọng giúp phát huy cao hơn nữa sự hỗ trợ của WB tại Việt Nam." -Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng |