70 năm giải phóng Thủ đô

Hải Phòng:

Huyện An Dương xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hoá cộng đồng

Vĩnh Quân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - An Dương là huyện có điểm đầu mối giao thông quan trọng kết nối QL5 với TP Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên…Nằm trên trục huyết mạch giao thông đô thị kết nối cảng biển với các trung tâm công nghiệp của huyện.

Cũng là huyện có chiến lược phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp, logistics. 

Những thành công vượt bậc

Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình, An Dương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, làm thay đổi căn bản, rõ nét, toàn diện bộ mặt nông thôn trên địa bàn. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp - Xây dựng, giảm tỷ trọng nhóm ngành Nông nghiệp - Thủy sản. Các chính sách xã hội được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả. 

Huyện An Dương xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hoá cộng đồng - Ảnh 1

Xây dựng NTM kiểu mẫu là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Hải Phòng. Huyện An Dương đã huy động và phát huy tối đa vai trò cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng NTM kiểu mẫu, đặc biệt là vai trò của cấp ủy chi bộ thôn và hộ gia đình; trong quá trình thực hiện đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng, tự nguyện hiến đất của người dân để mở rộng làm đường giao thông, điện chiếu sáng ngõ xóm…

Đến năm 2025: 15/15 xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Huyện chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM mới theo hướng kinh tế tuần hoàn; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; du lịch nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân theo hướng bền vững.

Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, đời sống văn hoá và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn. Nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn hình ảnh, truyền thống của địa phương. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng NTM thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.

Huyện An Dương xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hoá cộng đồng - Ảnh 2

Đề án nâng đô thị tại huyện

Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng kết nối nông thôn với thành thị; hoàn thiện hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn.

Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số gắn với thực hiện Bộ tiêu chí NTM kiểu mẫu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, truyền thống của địa phương.

 Năm 2021-2022, huyện đã khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình có ý nghĩa quan trọng, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, thay đổi bộ mặt nông thôn các xã, thị trấn, trong đó khánh thành Dự án nâng cấp chỉnh trang Công viên trung tâm huyện với tổng mức đầu tư 53,8 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương; tổ chức triển khai xây dựng trên 60 công trình dự án đường giao thông, điện chiếu sáng ngõ xóm với tổng chiều dài 71 km, 01 công trình cầu, 41 công trình trường học; tổ chức trồng bổ sung trên 5.500 cây bóng mát các loại tại các tuyến đường giao thông, công viên, trụ sở các cơ quan, trường học, công trình công cộng, với tổng kinh phí 1.359 tỷ đồng. 

Huyện An Dương xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hoá cộng đồng - Ảnh 3

Từ năm 2023 -2025, tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng 135 công trình dự án (gồm các tuyến đường giao thông kiểu mẫu, trường học, nhà văn hóa, y tế…), với tổng kinh phí dự kiến khoảng: 1.000 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Cường – Phó Chủ tịch UBND huyện An Dương cho biết “xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tập trung phát triển kinh tế, nông nghiệp đô thị sinh thái bền vững; công nghiệp, thương mại dịch vụ là trung tâm công nghiệp công nghệ cao của TP. Huyện đã không ngừng tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh. Xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững chắc, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”... 

Phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng kết nối nông thôn với thành thị; tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn như: Giao thông, Thủy lợi, Y tế, Giáo dục, thiết chế văn hóa, cây xanh, cảnh quan môi trường… 

Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí, đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ nguồn nước ngọt, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Phấn đấu trở thành đơn vị hành chính quận của thành phố trước năm 2025.