Xưởng mộc thời @
Một ngày mới bắt đầu tại Cụm công nghiệp làng nghề xã Liên Hà, huyện Đan Phượng bằng những tiếng máy móc, đục đẽo. Tới xưởng mộc của anh Cao Văn Hanh, một trong số những thanh niên xã Liên Hà tiếp nối nghề mộc truyền thống càng thấy rõ không khí tấp nập với những đơn hàng đến từ khắp các tỉnh, thành đổ về. Không chỉ tìm tòi mẫu mã hợp với nhu cầu thị trường, anh Hanh còn đưa các mặt hàng của mình lên các trang mạng xã hội để quảng bá, từ đó, nhiều người biết tới xưởng mộc của anh.
Thuận lợi của địa phương là có sẵn nghề ông cha để lại, vấn đề là làm gì để giữ và làm giàu từ nghề truyền thống. Thời gian qua huyện đoàn đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn có làng nghề mở các lớp đào tạo hướng dẫn nghề truyền thống cho ĐVTN Bí thư Huyện đoàn Đan Phượng Vũ Đình Tuấn |
10 năm đồng hành và lưu giữ nghề, hiện vợ chồng anh Khoa đã có trong tay 2 cơ sở sản xuất đồ gỗ nội thất, làm ăn phát đạt. Vận dụng linh hoạt khoa học kỹ thuật, anh Khoa đầu tư máy móc để rút ngắn thời gian hoàn thiện sản phẩm. Lúc rảnh, anh còn lên mạng internet tìm kiếm các mẫu đồ gỗ mới hoặc đến những làng nghề mộc ở Hà Nội học hỏi kinh nghiệm.Với đôi tay tài hoa, anh Khoa cùng những người thợ đã tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, tinh tế, được khách hàng ưa chuộng. Hiện xưởng sản xuất của anh chuyên đóng, sản xuất đồ gỗ nội thất: Giường, tủ, bàn ghế... mang lại thu nhập 700 - 800 triệu đồng/tháng. Đồng thời, tạo công ăn việc làm cho 16 lao động trẻ, với mức thu nhập 20 - 25 triệu đồng/tháng/người. Anh Khoa tâm sự: "Làm nghề này biết là vất vả, bụi bặm nhưng vì tình yêu và mong muốn phát triển nghề truyền thống nên chúng tôi quyết tâm giữ nghề".Theo Bí thư Huyện đoàn Đan Phượng Vũ Đình Tuấn, để thúc đẩy thanh niên làm giàu trên chính quê hương, ĐVTN rất cần sự quan tâm, tạo điều kiện và cơ chế khuyến khích từ các cấp, ngành, giúp thanh niên tiếp cận được nguồn vốn nhiều hơn nữa để mở rộng quy mô sản xuất.