Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hy Lạp: Thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo Bộ Tài chính Hy Lạp, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự trệch hướng này là do tình trạng suy thoái của nền kinh tế trầm trọng hơn tiên lượng, ảnh hưởng tới doanh thu thuế và đóng góp an sinh xã hội.

KTĐT - Theo Bộ Tài chính Hy Lạp, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự trệch hướng này là do tình trạng suy thoái của nền kinh tế trầm trọng hơn tiên lượng, ảnh hưởng tới doanh thu thuế và đóng góp an sinh xã hội.

Theo cơ quan thống kê châu Âu Eurostat, mặc dù đã cắt giảm chi tiêu ở mức kỷ lục, thâm hụt ngân sách của Hy Lạp trong năm 2010 vẫn tương đương 10,5% GDP, cao hơn mục tiêu 8,1% GDP mà chính phủ đề ra.

Mục tiêu này là một phần trong thỏa thuận năm 2010 giữa Athens và Brussels, theo đó Hy Lạp cam kết "đại tu" lại nền kinh tế và giảm chi tiêu công để đổi lấy khoản vay trị giá 110 tỷ euro của EU/IMF.

Theo Bộ Tài chính Hy Lạp, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự trệch hướng này là do tình trạng suy thoái của nền kinh tế trầm trọng hơn tiên lượng, ảnh hưởng tới doanh thu thuế và đóng góp an sinh xã hội. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng khẳng định chưa một quốc gia nào trong Eurozone đạt dược tốc độ giảm thâm hụt ngân sách mạnh như Hy Lạp - quốc gia đầu tiên trong khối phải xin cứu viện.

Còn người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá: mặc dù con số trên là đáng lo ngại nhưng cũng cho thấy tình hình đang cải thiện. Chính phủ Hy Lạp có kế hoạch tiết kiệm ngân sách 26 tỷ euro vào năm 2015 và huy động thêm 50 tỷ euro bằng việc bán các tài sản của nhà nước. Hy Lạp có thể mua lại một phần nợ, hiện tương đương 142,8% GDP, với điều kiện có đủ tiền huy động từ việc bán các tài sản nhà nước.

Theo kế hoạch, sang đầu tháng Năm tới, các chuyên gia của EC, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và IMF sẽ tới Athens để kiểm điểm lại tình hình trước khi rót tiếp đợt tiền thứ năm trong gói cứu trợ. Một quan chức của ECB, ông Erkki Liikanen cảnh báo tái cơ cấu nợ không phải là "thuốc tiên" đối với bệnh tình của Hy Lạp.

Thống kê trên của Eurostat khiến lãi suất trái phiếu thời hạn hai năm của Hy Lạp phiên 25/4 tăng lên 23,237%, so với mức 22,207% phiên 22/4.

Cũng theo Eurostat, mức thâm hụt ngân sách trung bình tính trên phạm vi toàn Eurozone đã giảm từ 6,3% GDP năm 2009 xuống 6% GDP năm 2010, nhưng vẫn cao gấp đôi mức giới hạn cho phép trong khuôn khổ Hiệp ước Bình ổn và Tăng trưởng của EU./.