Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Không thể chậm trễ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trên địa bàn TP hiện đã thành lập hơn 100 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CCN - TTCN) song gần một nửa trong số đó vẫn chưa có quy hoạch (QH) hệ thống xử lý nước thải tập trung (XLNTTT).

 Điều này đang đặt ra cho Hà Nội một bài toán về môi trường cần sớm có lời giải, trước yêu cầu về phát triển bền vững...

Hạn chế từ nhận thức

Theo rà soát của Sở Công Thương tính đến đầu tháng 7/2014, trên địa bàn TP đã triển khai xây dựng 107 cụm CN - TTCN với tổng diện tích QH gần 3.200ha tại địa bàn 22 quận huyện, trong đó, 42 cụm đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, chỉ có 59 CCN có QH hệ thống XLNTTT, chiếm 55%; còn lại tới 48 CCN không có QH hệ thống này, chiếm 45%. Trong số những CCN có QH HTXLNTTT, mới có 7 cụm được đầu tư xây dựng hệ thống đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, chỉ chiếm 16,7%, trong khi chỉ tiêu năm 2014 được HĐND TP phê duyệt là 20%. Số lượng 7 CCN đã được đầu tư hệ thống này là không tăng so với năm 2013. Có 34 cụm CN - TTCN có chủ đầu tư là DN, còn lại do trung tâm phát triển CCN các huyện làm chủ đầu tư.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại cuộc họp.                                                        Ảnh: Thùy Linh
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Thùy Linh
Thực hiện Đề án đầu tư xây dựng hệ thống XLNTTT tại các CCN trên địa bàn TP, TP đã thống nhất năm 2014 có 7 CCN được đầu tư xây dựng HTXLNTTT, gồm: CCN Phú Thị, CCN Ninh Hiệp, CCN Hapro (huyện
Chủ đầu tư của 7 CCN thuộc kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống XLNTTT năm 2014 đã cam kết với lãnh đạo TP sẽ tổ chức khởi công dự án chậm nhất vào ngày 10/10. Trong đó, có những CCN sẽ khởi công sớm hơn: CCN Quất Động (huyện Thường Tín), CCN Phú Thị và CCN Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm) khởi công trong tháng 9/2014; CCN Lại Yên (huyện Hoài Đức) khởi công ngày 1/10.
Gia Lâm), CCN Lại Yên (huyện Hoài Đức), CCN Bình Phú (huyện Thạch Thất), CCN Quất Động (huyện Thường Tín) và CCN Thanh Oai (huyện Thanh Oai). Sau đó, năm 2015 sẽ có thêm 9 CCN được đầu tư hệ thống này.

Kế hoạch đã rõ, song lãnh đạo Sở Công Thương cho biết, tính đến tháng 6/2014, các đơn vị chủ đầu tư hầu hết mới đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ dự án gửi các sở, ngành thẩm tra, trình UBND TP phê duyệt. Theo bà Đào Thu Vịnh - Phó Giám đốc Sở Công Thương, nguyên nhân của sự chậm trễ đó là do hạn chế trong nhận thức. "Đa số chủ đầu tư được giao kế hoạch xây dựng hệ thống XLNTTT của CCN năm 2014 chưa quyết liệt triển khai, còn chần chừ, trông chờ ở nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách TP. Bên cạnh đó, có một số CCN do huyện làm chủ đầu tư thì việc giao đơn vị đại diện chủ đầu tư thực hiện dự án triển khai còn lúng túng vì thiếu kinh nghiệm" - bà Đào Thu Vịnh nói.

Rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp

Theo Sở Công Thương, trong 107 CCN - TTCN, hiện nay có 24 cụm đề xuất không xây dựng hệ thống XLNTTT do đã có chủ trương chuyển đổi công năng và không phù hợp QH phát triển CCN đến năm 2030. Với 83 CCN còn lại, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác này, bà Đào Thu Vịnh kiến nghị UBND TP cho phép chủ đầu tư các CCN chưa QH hệ thống XLNTTT được điều chỉnh QH cục bộ, mở rộng quỹ đất để xây dựng hệ thống này. Bên cạnh đó, TP cần chỉ đạo các chủ đầu tư đang xây dựng 41 CCN đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống XLNT nhằm tạo quỹ đất sạch và đồng bộ mới mong thu hút nhiều đầu tư vào CCN.

Tại buổi họp chiều 23/7 về công tác QH và đầu tư xây dựng hệ thống XLNTTT tại các CCN, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu chủ đầu tư các CCN khẩn trương hoàn thành các công việc để đảm bảo cả 7 CCN thuộc kế hoạch năm nay khởi công xây dựng hệ thống XLNTTT trước ngày 10/10 kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Với các CCN thuộc kế hoạch năm 2015, phải hoàn thành dự án để đăng ký ngay trong tháng 9/2014. Phó Chủ tịch nhấn mạnh: Vệ sinh môi trường là một công việc rất quan trọng của TP, liên quan đến an sinh xã hội và việc làm cho nhiều người, để Thủ đô phát triển ổn định và bền vững, rất khó nhưng chúng ta không thể không làm. Tới đây, Sở Công Thương cần rà soát những vấn đề liên quan để hoàn chỉnh QH các khu, cụm CN, xây dựng lộ trình cụ thể. Trong đó, thông điệp rõ ràng là 100% CCN phải có hệ thống XLNT. Sở cần xây dựng lại kế hoạch thực hiện một cách khoa học, kể cả về vấn đề thu phí dịch vụ, có vướng mắc thì đề xuất tháo gỡ bằng văn bản cụ thể. Về kinh phí hỗ trợ cho các dự án, Sở Tài chính cần tham mưu cho TP để thực hiện.

"Chúng tôi biết với những chủ đầu tư là UBND huyện thì việc triển khai không đơn giản bởi sử dụng ngân sách Nhà nước, nên cần biểu dương kịp thời những đơn vị làm tốt. Về phía các sở, ngành phải làm hết trách nhiệm, ưu tiên trước hết cho những vấn đề dân sinh bức xúc vì sự phát triển ổn định của cộng đồng, trong vòng 7 ngày phải trả lời và giải quyết xong thủ tục cho DN. Lãnh đạo TP luôn đồng hành cùng các đơn vị, quyết tâm  cùng gỡ vướng trong quá trình thực hiện. Làm tốt công tác này trong năm nay sẽ là tiền đề thuận lợi cho những năm tiếp theo để hoàn thành kế hoạch" - ông Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định.