Từ kết quả của nhóm nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá năng lực và nhu cầu được hỗ trợ của DN CNHT tại Hà Nội trong 3 lĩnh vực: DN sản xuất linh kiện, phụ tùng (bao gồm linh kiện cơ khí, linh kiện nhựa – cao su, linh kiện điện – điện tử); DN sản xuất CNHT ngành dệt may – da giày; DN sản xuất CNHT cho các ngành CNCNC chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, từ tháng 6 - 8/2016, (300 DN CNHT) đã nhận được 85 phiếu trả lời (chiếm 28,3%) thì phân theo lĩnh vực sản xuất, DN sản xuất linh kiện cơ khí có tỷ lệ phản hồi cao nhất (34,1 %), tiếp theo là DN sản xuất linh kiện nhựa – cao su (21,2%), DN sản xuất linh kiện điện – điện tử (18,8%)…
Theo Giám đốc Trung tâm Phát triển DN CNHT (Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương) Trương Chí Bình, thực trạng công nghiệp Hà Nội cho thấy, các tiêu chuẩn, công cụ quản lý tiên tiến cũng từng bước được các DN CNHT Hà Nội quan tâm và áp dụng. DN CNHT Hà Nội cũng có sự tăng trưởng khá tốt về giá trị xuất khẩu, 36% số DN phản hồi có giá trị xuất khẩu tăng, 48,8% ít thay đổi về giá trị xuất khẩu. Đặc biệt, trong lĩnh vực CNHT, hình thức xuất khẩu gián tiếp – xuất khẩu thông qua việc cung cấp sản phẩm cho các công ty FDI tại Việt Nam, các DN chế xuất rất phổ biến. “Trong thời gian qua, DN CNHT Hà Nội phát triển khá tốt, 43,5 % DN phản hồi có tăng trưởng về doanh thu, chỉ có 14,2 % DN là doanh thu bị sụt giảm. Về lợi nhuận, 42,3 % DN được hỏi có lợi nhuận tăng, trong khi chỉ có 14,1 % DN có lợi nhuận giảm” – bà Trương Chí Bình thông tin.Do đó, theo đề án dự kiến, đến năm 2020, có khoảng 1.000 DN hoạt động, trong đó, có 40% DN có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam; giá trị sản xuất công nghiệp của CNHT, chiếm khoảng 18% giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội; chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực CNHT hàng năm tăng trên 12%... Tuy nhiên, đa số các ý kiến cho rằng, cần xem xét đến yếu tố liệu các DN khởi nghiệp có trụ vững khi gia nhập thị trường. Hay là khuyến khích, tập trung cho các DN đã làm được rồi, nâng tầm cho lớn mạnh, đứng vững trên thị trường, từ đó tạo ra chuỗi giá trị hỗ trợ cho các DN mới khởi nghiệp, gia công các hạng mục cùng vào chuỗi liên kết. Bên cạnh đó, ngoài những ưu đãi khi thu hút DN FDI vào Việt Nam, nên xem xét đi kèm cơ chế để cho DN trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng, chứ không thể để tình trạng phụ thuộc, ép giá như hiện nay…Đồng thời, các khó khăn cơ bản trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh của DN CNHT Hà Nội là do chi phí sản xuất cao hơn các tỉnh, thành lân cận, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư và khả năng cạnh tranh (về giá thành sản phẩm) của DN; Thiếu nguồn thông tin và chưa tiếp cận được các chính sách, chương trình hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nước; Hạn chế trong xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường… Do đó, bà Bình đề nghị đề án cần đi vào cụ thể, nắm bắt thực tế của DN CNHT để có những cơ chế, chính sách phù hợp.Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Đàm Tiến Thắng khẳng định, phát triển CNHT không phát triển hàng ngang mà đề án nên đi vào cụ thể, làm sao khắc phục được các điểm yếu, từ đó mới điều chỉnh theo từng thời điểm để ngành CNHT khẳng định được đúng tầm. Do đó, các ý kiến đóng góp căn cứ thực tế hoạt động của DN CNHT sẽ được tiếp thu, chỉnh sửa và khi đề án được thông qua với sự vào cuộc của các cấp, các sẽ mang lại hiệu quả trong phát triển ngành này.