Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội - dự án đầu tư trọng điểm về CNTT

PV
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhằm tiếp cận và khai thác tối ưu những lợi thế của Cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 - với cốt lõi là công nghệ thông tin - TP Hà Nội đã ưu tiên triển khai nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực này.

Trong đó, Dự án Khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội - do Công ty Hanel làm chủ đầu tư - là một dự án trọng điểm, được các nhà đầu tư đánh giá nhiều tiềm năng, hứa hẹn tạo ra những bứt phá về công nghệ, nguồn nhân lực, khả năng thương mại hóa các thành quả khoa học công nghệ trong và ngoài nước…

 
Vị trí đắc địa, hội tụ công nghệ hiện đại
Sở hữu vị trí đắc địa tại quận Long Biên, kết nối thuận lợi với các tuyến giao thông huyết mạch của Thủ đô, dự án được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm với ưu thế là dự án cơ sở hạ tầng công nghệ cao có vị trí trong khu vực nội thành Hà Nội.
Với 7 phân khu chức năng, khi hoàn thiện và đi vào hoạt động, Khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội cung cấp một không gian làm việc hiện đại, với môi trường sống sinh thái, tiện nghi cao cấp, đầy đủ diện tích cây xanh mặt nước, khách sạn, trường học, khu dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, khu trung tâm thương mại…

Điểm quan trọng nhất, được các nhà đầu tư đánh giá cao, đó là Dự án được các nhà thiết kế Nhật Bản thiết kế theo xu hướng mới - Khu công viên phần mềm mở - đã ứng dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới. Dự án hội tụ các công nghệ hiện đại nhất về hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng năng lượng sạch, kiến trúc các khu tòa nhà hiện đại, thân thiện với môi trường.
Áp dụng những chính sách ưu đãi mới nhất

Dự án được triển khai vào thời điểm chín muồi, khi các chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho các khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao đã được hoàn thiện đầy đủ.

Đặc biệt, Khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội là dự án đầu tư cả về hạ tầng và công nghệ thông tin, nên nhà đầu tư và khách hàng sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi cao nhất dành cho dự án thuộc các ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư này.

Dự án dự kiến được hoàn thành vào năm 2020 và sau 5 năm hoạt động, doanh thu sản xuất phần mềm cho xuất khẩu và trong nước dự kiến sẽ đạt 1 tỷ USD/năm.

Đầu tư vào Dự án là hành động thiết thực và hữu ích để cụ thể hóa chiến lược phát triển nền công nghiệp 4.0 của Chính phủ Việt Nam. Do vậy, Dự án đang được chính quyền Thủ đô tập trung ưu tiên nguồn lực cao nhất để hiện thực hóa.