Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kiến nghị tháo gỡ khăn cho nhà ở thương mại và nhà ở xã hội

Doãn Thành
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất Bộ này tham mưu trình Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2015/NĐ-CP để tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở thương mại (NƠTM) và nhà ở xã hội (NƠXH) nhằm tăng nguồn cung và kéo giảm giá nhà.

Quy định chưa phù hợp
Theo Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu, tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP chỉ xác định chủ đầu tư dự án NƠTM, khu đô thị có nhà ở, đã có quyền sử dụng đất ở (có 100% đất ở) hoặc đã có đất ở và các loại đất khác, nhưng lại không công nhận chủ đầu tư dự án NƠTM, khu đô thị có nhà ở, đối với các trường hợp nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất nông nghiệp, hoặc đã có đất phi nông nghiệp (không phải đất ở). Trong khi Luật Đất đai 2013 và Luật Đầu tư 2020 cho phép tổ chức kinh tế (nhà đầu tư) có quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phù hợp với quy hoạch để thực hiện dự án đầu tư, thì được cơ quan có thẩm quyền có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời công nhận nhà đầu tư.
Cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số quy định để tháo gỡ khó khăn cho dự án NƠTM và NƠXH.
Do Khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP) quy định: trong quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng NƠTM. Nhưng quy định này không phù hợp và không thống nhất với Nghị định 31/2021/NĐ-CP, vì điểm c Khoản 2 và Khoản 5 Điều 29 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, chỉ quy định cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư và không có hình thức văn bản trong quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng NƠTM.
Tại điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) quy định trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng NƠXH. Nhưng quy định này không phù hợp và không thống nhất với 31/2021/NĐ-CP, vì điểm c Khoản 2 và Khoản 5 Điều 29 Nghị định 31/2021/NĐ-CP chỉ quy định: Cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư và không có hình thức văn bản trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng NƠXH.
Cần rõ ràng quy định về “chủ đầu tư”
Cũng theo Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu, cần phải bổ sung và quy định rõ một số nội dung của Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Đối với dự án NƠTM, khu đô thị có nhà ở, căn cứ điểm d Khoản 2 Điều 7 Luật Xây dựng (sửa đổi) năm 2020 quy định chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, cần bổ sung thêm nội dung: Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp quy định và có đủ các điều kiện làm chủ đầu tư dự án quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở 2014, pháp luật kinh doanh BĐS, pháp luật có liên quan thì trong quyết định nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định với chấp thuận nhà đầu tư thì nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng NƠTM.
“Tương tự, đối với dự án NƠXH: căn cứ điểm d Khoản 2 Điều 7 Luật Xây dựng (sửa đổi) năm 2020 và thống nhất với Khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư 2020, cụ thể: Nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư dự án NƠXH phải đáp ứng điều kiện có chức năng kinh doanh BĐS theo quy định của pháp luật kinh doanh BĐS và trongnhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác địnhvới chấp thuận nhà đầu tư, thì nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng NƠXH” – ông Lê Hoàng Châu cho hay.