Kinhtedothi - Các nhà mạng khẳng định đã triển khai các biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác theo đúng tinh thần của Chỉ thị 82/CT-BTTTT ban hành ngày 24/12/2014. Tuy nhiên, ghi nhận từ thực tế, lượng tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo có dấu hiệu bùng phát trong thời gian gần đây.
Nhà mạng kêu khó
Tại Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị 82/CT-BTTTT về ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và tăng cường quản lý thông tin trên mạng do Sở TT&TT Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Tổng Giám đốc MobiFone cho biết: MobiFone đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật chặn tin nhắn rác như chặn bằng tần suất, bằng từ khóa và chặn theo nội dung.
Cũng theo ông Chiến, nội dung tin nhắn rác hiện nay chủ yếu là mua bán bất động sản, vì thế, MobiFone cũng đã nhiều lần gửi văn bản đến các chủ đầu tư dự án bất động sản yêu cầu có biện pháp can thiệp, thế nhưng hiệu quả chưa cao. Mặt khác, các nhà mạng hiện mới chỉ chặn được tin nhắn nội mạng, với tin nhắn phát tán từ các nhà mạng khác vẫn chưa xử lý được.
Đại diện MobiFone hiến kế, thay vì chỉ chặn thuê bao phát tán tin rác, nhà mạng có thể xử lý những số điện thoại liên hệ nằm trong tin nhắn rác đó. Hiện, MobiFone đã tạm thời khóa hơn một triệu thuê bao cố định liên hệ trong tin nhắn bất động sản. Nhà mạng Vinaphone cũng chia sẻ, đã dùng hệ thống lọc nội dung, nguồn gửi, tần suất gửi tin nhắn. “Chúng tôi áp dụng hệ thống giám sát 24/7 để xử lý tình trạng spam, tổ chức nhóm test để phát hiện tin nhắn rác... Tuy nhiên, việc ngăn chặn tin nhắn rác giữa các thuê bao cá nhân, tin nhắn từ ngoại mạng vẫn gặp nhiều khó khăn” - đại diện VinaPhone than thở. Có như vậy là do đa số các công ty chuyên phát tán tin nhắn rác dùng hệ thống nhắn tin tự động, có hệ thống dò đợt chặn tin nhắn của nhà mạng để giảm tần suất tương ứng. Bên cạnh đó, không phải nhà mạng nào cũng đủ nguồn lực để đầu tư hệ thống kỹ thuật. Tại Hội nghị, bà Lê Thu Hà - đại diện của Vietnamobile cho biết, đầu năm 2014, DN này đã lên kế hoạch triển khai hệ thống chặn tin nhắn rác nhưng phải đến năm 2015 mới triển khai do khó khăn về kinh phí. Ngoài ra, các nhà mạng đều chia sẻ vướng mắc về quy định, chế tài xử lý: Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính xác như thế nào là tin nhắn rác nên nhà mạng chỉ có thể tạm khóa chiều gọi đi, nếu chủ thuê bao chứng minh được mình là thuê bao thật hoặc giải trình được lý do chính đáng sẽ được mở khóa. “Tuyên chiến” với tin nhắn rác Đánh giá cao các biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo của các nhà mạng, tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Minh - Chánh Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội, lượng tin nhắn rác trong thời gian qua vẫn chưa giảm. Gần một tháng nay, ông đã dùng thêm 3 số điện thoại di động của 3 nhà mạng là Viettel, MobiFone và Vinaphone để làm “phép thử”. Kết quả ban đầu cho thấy, tin nhắn rác vẫn chưa giảm so với trước đó.
Trước tình trạng này, bà Phan Lan Tú - Giám đốc Sở TT&TT yêu cầu các DN viễn thông phải xây dựng phương án kỹ thuật nhằm ngăn chặn, phát hiện tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và thu hồi sim ngay khi phát hiện thuê bao vi phạm, đồng thời, giám sát chặt các DN cung cấp dịch vụ nội dung (CP), chấm dứt hợp đồng với CP ngay khi phát hiện sai phạm... Đồng thời, phải kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng để phục vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thông báo cho người dùng về các vụ việc tin nhắn rác, lừa đảo có quy mô rộng và tính chất nghiêm trọng.
Theo bà Tú, trong thời gian qua, Sở TT&TT Hà Nội đã có nhiều biện pháp mạnh tay với tin nhắn rác. Tuy nhiên, các số điện thoại đã bị cắt chỉ là số trực tiếp phát tán tin nhắn rác chứ không phải số điện thoại liên hệ, số điện thoại của nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, Sở TT&TT sẽ tính đến phương án yêu cầu DN khóa chiều gọi đi của các số điện thoại liên hệ trong tin nhắn để “diệt” tận gốc tin nhắn rác. “Tới đây, Sở sẽ có kế hoạch tiếp nhận thông tin vi phạm liên quan đến tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo qua đường dây nóng để xử lý kịp thời” - lãnh đạo Sở TT&TT nhấn mạnh.
Một tin nhắn rác trên điện thoại.
|
Đại diện MobiFone hiến kế, thay vì chỉ chặn thuê bao phát tán tin rác, nhà mạng có thể xử lý những số điện thoại liên hệ nằm trong tin nhắn rác đó. Hiện, MobiFone đã tạm thời khóa hơn một triệu thuê bao cố định liên hệ trong tin nhắn bất động sản. Nhà mạng Vinaphone cũng chia sẻ, đã dùng hệ thống lọc nội dung, nguồn gửi, tần suất gửi tin nhắn. “Chúng tôi áp dụng hệ thống giám sát 24/7 để xử lý tình trạng spam, tổ chức nhóm test để phát hiện tin nhắn rác... Tuy nhiên, việc ngăn chặn tin nhắn rác giữa các thuê bao cá nhân, tin nhắn từ ngoại mạng vẫn gặp nhiều khó khăn” - đại diện VinaPhone than thở. Có như vậy là do đa số các công ty chuyên phát tán tin nhắn rác dùng hệ thống nhắn tin tự động, có hệ thống dò đợt chặn tin nhắn của nhà mạng để giảm tần suất tương ứng. Bên cạnh đó, không phải nhà mạng nào cũng đủ nguồn lực để đầu tư hệ thống kỹ thuật. Tại Hội nghị, bà Lê Thu Hà - đại diện của Vietnamobile cho biết, đầu năm 2014, DN này đã lên kế hoạch triển khai hệ thống chặn tin nhắn rác nhưng phải đến năm 2015 mới triển khai do khó khăn về kinh phí. Ngoài ra, các nhà mạng đều chia sẻ vướng mắc về quy định, chế tài xử lý: Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính xác như thế nào là tin nhắn rác nên nhà mạng chỉ có thể tạm khóa chiều gọi đi, nếu chủ thuê bao chứng minh được mình là thuê bao thật hoặc giải trình được lý do chính đáng sẽ được mở khóa. “Tuyên chiến” với tin nhắn rác Đánh giá cao các biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo của các nhà mạng, tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Minh - Chánh Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội, lượng tin nhắn rác trong thời gian qua vẫn chưa giảm. Gần một tháng nay, ông đã dùng thêm 3 số điện thoại di động của 3 nhà mạng là Viettel, MobiFone và Vinaphone để làm “phép thử”. Kết quả ban đầu cho thấy, tin nhắn rác vẫn chưa giảm so với trước đó.
Thực tế, tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo vẫn còn rất nhiều. Các nhà mạng cần có biện pháp ngăn chặn triệt để hơn và phải làm thật thì mới giảm được vấn nạn này.
Ông Nguyễn Xuân Trụ - Cục phó Cục Viễn thông, Bộ TT&TT
|