Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kinh tế không tác động tới hạnh phúc

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hạnh phúc – khái niệm vốn được chính quyền các nước theo đuổi như một cam kết sống còn đối với người dân từ vài năm qua đã trở thành chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia.

Trong báo cáo về những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2015, vị trí top đầu vẫn là những gương mặt cũ, duy chỉ có Thụy Sĩ đã vượt mặt những đối thủ còn lại để trở thành quốc gia hạnh phúc nhất hiện nay. Tiếp theo là những cái tên quen thuộc như Iceland, Đan Mạch, Na Uy, Canada, Phần Lan, Hà Lan, Thụy Điển, New Zealand và Australia. Việt Nam đứng thứ 75 trong bảng xếp hạng, tuy nhiên xét theo khả năng cải thiện hạnh phúc, Việt Nam đứng thứ 67. Ở cuối danh sách, ngoại trừ Syria và Afghanistan do hậu quả chiến tranh, 10 quốc gia kém hạnh phúc nhất thế giới đều tập trung quanh vùng sa mạc Sahara của châu Phi.
hụy Sĩ xếp đầu bảng hạnh phúc 2015. (Ảnh: Bloomberg)
Thụy Sĩ xếp đầu bảng hạnh phúc 2015. (Ảnh: Bloomberg)
Để đưa ra bảng xếp hạng này, các nhà nghiên cứu của Liên Hợp quốc đã xem xét và đánh giá các tiêu chí như tỷ lệ GDP thực trên đầu người, tuổi thọ trung bình, triển vọng cuộc sống lành mạnh, tỷ lệ tham nhũng, lòng nhân ái của người dân… Vì thế, những quốc gia hạnh phúc nhất tiếp tục là biểu tượng của sự kết hợp giữa giàu có về vật chất, phong phú về văn hóa, sự tin tưởng trong cộng đồng và trách nhiệm của toàn xã hội. Tại Iceland, tỷ lệ tin tưởng giữa những người dân ở mức cao đã giúp nước này có thứ hạng cao trong báo cáo bất chấp những vấn đề khó khăn tài chính trong nền kinh tế. Trong khi đó, Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp có thứ hạng thấp bởi một phần do người dân ít hợp tác để thoát khỏi rắc rối về tài chính.

Điều đáng nói là sức mạnh về kinh tế của một quốc gia không có bất kỳ một tác động nào đến chỉ số hạnh phúc của người dân quốc gia đó. Điển hình của trường hợp này là Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng. Anh quốc đứng ở vị trí thứ 21, Pháp và Đức lần lượt ở vị trí 29 và 26, Nhật Bản thứ 46, Nga đứng thứ 64, thậm chí, Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bị xếp ở vị trí thứ 84, thấp hơn cả Việt Nam.