Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mẹo giữ hoa tươi ngày Tết

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Với những giàn hoa giấy, nên để tới khi cây bắt đầu héo thì mới nên bắt đầu tưới trở lại và kết hợp bón phân kali.

KTĐT - Với những giàn hoa giấy,  nên để tới khi cây bắt đầu héo thì mới nên bắt đầu tưới trở lại và kết hợp bón phân kali.

Ngày tết, chậu mai và những loại cây kiểng gần như không thể thiếu ở mỗi nhà. Làm sao để giữ được một cây mai đẹp? Những bồn hoa ban công đang héo rũ, có cách nào để chúng xanh tươi trở lại? Sau đây là một số cách để có hoa đẹp ngày đầu năm.

Chăm sóc cây mai

Để mai nở đúng ngày mùng một tết  cần phải tưới nước đầy đủ cho cây. Với những cây trồng trực tiếp ở đất, cây trồng chậu, cần tưới cho cây 1 lần/ngày. Nên đào rãnh xung quanh gốc mai  để cây thóat nước, tránh bị úng ngập. Những cây trồng ở ban công cần được tưới nhiều hơn.

Ở thời điểm này, nếu cây đã bắt đầu ra hoa lác đác, nên kết hợp pha phân urê vào nước tưới với lượng nhỏ (5-7%).

Trong thời gian tết, nếu muốn giữ cánh hoa lâu tàn, cách hiệu quả nhất là tưới nước trà loãng (không tưới trà nguyên vào gốc), hoặc trước tết khoảng 7-10 ngày thêm một lượng phân kali (pha loãng với nước 5-10%). Nhớ tưới nước đều đặn 1 ngày/lần.

Cây mai sau khi chơi tết sẽ bị còi vì đã dùng hầu hết dinh dưỡng cho ra hoa kết trái. Tốt nhất nên tiến hành bảo dưỡng từ mùng 10 tết để cây có thời gian sinh trưởng tốt nhất. Nếu còn nụ hoa nhiều vào lúc này nên cắt bỏ hết, nếu không cây sẽ càng còi cọc thêm và không tận dụng được dinh dưỡng nhiều.

Chăm sóc bồn hoa ban công

Với những  bồn hoa ở ban công của các gia đình đang bị khô héo, rụng lá, không ra hoa... cần xới xáo đất trồng xung quanh gốc, kết hợp bổ sung phân hữu cơ, đất sạch TRiBAT hoặc bón phân dành riêng cho các loại hoa kiểng như NPK20-20-15, 10-30-10, TRiBAT TB3 15-15-15+9S.

Nên kết hợp với bón thêm phân bón lá và chất kích thích ra hoa để cây ra hoa trong đợt tết. Tưới nước thật đẫm hàng ngày và cần lưu tâm vấn đề thoát nước cho cây vì lâu ngày các lỗ thoát nước nhỏ lại bị bít bởi rễ phát triển nhiều lên.

Cần cắt tỉa vun xới cho cây 2-3 tháng/lần, bởi khi trồng quá lâu thì đất trở nên chai cứng. Nếu cần thiết nên nhổ bỏ bớt ở những ban công có mật độ cây đã quá dày.

Với những giàn hoa giấy,  nên để tới khi cây bắt đầu héo thì mới nên bắt đầu tưới trở lại và kết hợp bón phân kali. Đất trồng phải thoát nước tốt, đặc biệt là đất có kết cấu cát nhiều (khoảng 1/3). Cũng có thể  khoan lỗ sâu chừng 20-40cm cho phần đất xung quanh rễ ( khỏang 8-15 lỗ/gốc).

Cách chăm sóc, giữ tuổi thọ của những chậu hoa treo
 
Nên chọn những chậu xanh tươi, rễ đã phát triển mạnh, cứng cáp. Khi mua,nên hỏi xem xuất xứ của cây là ở xứ nào (miền Tây hay Đà Lạt), cây trồng trong mát hay ánh sáng đầy đủ để chọn phương pháp chăm sóc và địa điểm thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.

Không nên chọn những chậu có vành trên cong ra phía ngoài để cành cây khi vươn ra không bị dập khi có gió đong đưa. Chọn những chậu có miếng lót đáy gắn kèm để khi tưới, nước không văng vãi. Tưới nước đầy đủ. Khi tưới cần hết sức nhẹ nhàng,  chậm rãi, tránh làm tràn nước ra ngoài.

Nên thêm đất sạch vào chậu sau khi mua vì hầu hết những lọai cây này  đều có rễ rất phát triển và chiếm lấy gần hết không gian trong chậu.