Theo các chuyên gia kinh tế, việc mở rộng thuế tài sản là cần thiết, tuy nhiên, cần xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà đất tốt hơn để đảm bảo mức thuế công bằng, minh bạch, tránh đặt gánh nặng thuế lên vai người nghèo.
Chưa đánh thuế nhà ở thứ haiVụ trưởng Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính Phạm Đình Thi cho biết, hiện, Bộ Tài chính chưa có chủ trương đánh thuế nhà thứ hai. Tuy nhiên, Bộ là đơn vị được giao nghiên cứu xây dựng Luật Thuế tài sản. “Tài sản ở đây không chỉ riêng nhà hay đất mà còn nhiều tài sản khác nữa” - ông Thi cho hay.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, số thu thuế sử dụng đất của Việt Nam hiện nay đang chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ này tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,03% GPD và khoảng 0,15% tổng thu NSNN.Trong khi đó, với các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nguồn thu từ thuế tài sản chiếm 2% GDP. Ngoài ra, nguồn thu này cũng chiếm khoảng 0,6% GDP tại các nước đang phát triển và khoảng 0,68% tại các quốc gia đang chuyển đổi.Đồng tình với ý tưởng xây dựng Luật Thuế tài sản, đại diện Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội thậm chí còn cho rằng, luật thuế tài sản bây giờ mới đưa ra là chậm. “Nguyên lý là cái gì phát sinh lợi nhuận thì phải đóng thuế, nhà ở cũng như tài sản khác. Năm 2018 - 2020, nhiều loại thuế xuất nhập khẩu sẽ về 0%. Nguồn thu từ tài sản vì thế sẽ trở nên vô cùng quan trọng”- vị đại diện này cho hay.Cân nhắc, thận trọngTheo các chuyên gia kinh tế, viêc xây dựng Luật Thuế tài sản là cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh thanh toán tiền mặt vẫn phổ biến tại Việt Nam hiện nay và cơ sở dữ liệu nhà, đất nghèo nàn, thiếu liên thông thì việc xây dựng Luật Thuế này đảm bảo công bằng, minh bạch là bài toán khó.PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính cho biết, việc người dân vẫn sử dụng nhiều tiền mặt trong các quan hệ mua bán bất động sản, tài sản lớn nên việc hạch toán, xem xét nguồn gốc khó “tới nơi tới chốn”. Ngoài ra, có tình trạng tài sản người này nhưng đứng tên người khác trong khi cơ quan chức năng khó xác định khi cơ sở dữ liệu không đầy đủ.Cùng quan điểm, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc nêu ra thực tế, cơ sở dữ liệu về nhà đất của Việt Nam vẫn chưa tốt. “Muốn quản lý tốt phải có sự liên thông giữa các cơ quan quản lý như Sở TN&MT, Bộ TN&MT, Bộ Tài chính... Ở các nước, cơ sở dữ liệu này được quản lý rất rõ ràng, có bản đồ địa chính chỉ ra từng chủ sở hữu của căn hộ, một người có nhà tại những đâu” - bà Cúc thông tin.Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, đánh thuế tài sản cần thận trọng vì thực tế thu nhập của người dân chưa cao. Nếu đánh thuế không cẩn thận sẽ càng tạo gánh nặng lên vai người nghèo, gây bất bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế.Mới đây, trong văn bản gửi tới các Bộ, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu đề xuất không thu thuế tài sản đối với nhà ở xã hội, nhà cấp 4 trở xuống ở nông thôn hay nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại có giá trị dưới 1 tỷ đồng. Trong trường hợp xuất hiện nguy cơ "bong bóng", đại diện hiệp hội này đề xuất đánh thuế cao đối với trường hợp chuyển nhượng nhà, đất ngay sau khi mua (có thể tính thời gian trong năm đầu tiên).
“Hiện, ở Việt Nam có một số loại thuế, phí lên quan tới đất đai như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, lệ phí trước bạ,… Tuy nhiên, các loại thuế hiện tại chỉ áp dụng với đất mà không phải với việc sở hữu nhà ở”. - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc |