70 năm giải phóng Thủ đô

Moscow cảnh báo cứng rắn về việc Ukraine dùng tên lửa tầm xa tấn công Nga

Nguyễn Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Quan chức cấp cao của Nga cho rằng NATO sẽ tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột tại Ukraine nếu cho phép Kiev sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp.

Đặc phái viên Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia. Ảnh: RT
Đặc phái viên Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia. Ảnh: RT

Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) ngày 13/9, Đặc phái viên Nga Vassily Nebenzia cảnh báo, các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ bị coi là "khởi động chiến tranh công khai” với Nga nếu cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa.

"Nếu quyết định như vậy được đưa ra, rõ ràng chúng tôi buộc phải đưa ra một số quyết định đáp trả với tất cả những hậu quả kèm theo đối với phương Tây" - RT dẫn tuyên bố của Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia.

Ông Nebenzia lưu ý thêm: "Phương Tây không thể trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho Kiev về mọi việc. Chỉ có quân đội NATO mới có thể lập trình giải pháp bay cho hệ thống tên lửa, Ukraine không có khả năng đó".

Đại sứ Nga tại LHQ cũng cho rằng NATO đang trực tiếp tham gia vào hành động quân sự chống lại cường quốc hạt nhân.

Tuyên bố trên được quan chức Nga đưa ra chỉ một ngày sau cảnh báo tương tự của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo RT, trong ngày 12/9, Tổng thống Putin đã cảnh báo về nguy cơ NATO trực tiếp can dự vào xung đột, nếu liên minh này đồng ý để Ukraine dùng vũ khí tầm xa của phương Tây tập kích các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga

"Chúng ta không bàn đến việc họ cho phép hay cấm chính quyền Kiev tập kích lãnh thổ Nga. Ukraine đã làm vậy rồi, bằng máy bay không người lái (UAV) và các phương tiện khác. Tuy nhiên, việc NATO cho phép Ukraine dùng các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao chống lại Nga đồng nghĩa với việc liên minh này trực tiếp can dự vào cuộc xung đột" – Tổng thống  Putin cho biết.

Người đứng đầu ĐIện Kremlin nhấn mạnh, quân đội Ukraine không thể vận hành các loại vũ khí tầm xa nếu thiếu sự hỗ trợ, bởi các loại vũ khí này cần dữ liệu tình báo từ các vệ tinh phương Tây để tấn công hiệu quả nhất.

"Tất nhiên, sự tham gia trực tiếp của NATO sẽ thay đổi đáng kể bản chất của cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine. Trong tình huống đó, Nga buộc phải đưa ra phản ứng phù hợp với các nguy cơ phải đối mặt" - Tổng thống Nga nói thêm.

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 12/9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng phương Tây cần quan tâm đặc biệt đến cảnh báo mới nhất của Tổng thống Putin.

Trước đó, hôm 11/9, Điện Kremlin cảnh báo Moscow sẽ đáp trả “tương xứng” nếu Mỹ dỡ bỏ hạn chế đối với Ukraine trong việc sử dụng tên lửa do Washington cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.

Về phần mình, Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Moscow sẽ tiêu diệt bất kỳ lô tên lửa mới nào thuộc Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa mà Mỹ chuyển giao cho Ukraine.

Mỹ và đồng minh áp đặt một số hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí của họ nhằm tránh tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột với Nga, trong khi vẫn cung cấp nhiều lô vũ khí trị giá hàng tỷ USD cho Ukraine.

Các hãng thông tấn phương Tây đưa tin những hạn chế về sử dụng vụ khí đối với Ukraine có thể dỡ bỏ sau chuyến thăm Kiev của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh David Lammy.

Nga nhiều lần cảnh báo việc cung cấp vũ khí cho Kiev sẽ dẫn đến cuộc xung đột leo thang hơn nữa. Quân đội Nga phá hủy nhiều vũ khí đắt tiền của NATO, trong đó có hệ thống Patriot bị phá hủy bởi tên lửa Iskander-M.

Ở thời điểm hiện tại, Ukraine được cho là đã sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS và Storm Shadow để tấn công mục tiêu quân sự Nga ở Crimeaphái viên Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia. Ảnh: RT

Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) ngày 13/9, Đặc phái viên Nga Vassily Nebenzia cảnh báo, các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ bị coi là "khởi động chiến tranh công khai” với Nga nếu cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa.

"Nếu quyết định như vậy được đưa ra, rõ ràng chúng tôi buộc phải đưa ra một số quyết định đáp trả với tất cả những hậu quả kèm theo đối với phương Tây" - RT dẫn tuyên bố của Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia.

Ông Nebenzia lưu ý thêm: "Phương Tây không thể trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho Kiev về mọi việc. Chỉ có quân đội NATO mới có thể lập trình giải pháp bay cho hệ thống tên lửa, Ukraine không có khả năng đó".

Đại sứ Nga tại LHQ cũng cho rằng NATO đang trực tiếp tham gia vào hành động quân sự chống lại cường quốc hạt nhân.

Tuyên bố trên được quan chức Nga đưa ra chỉ một ngày sau cảnh báo tương tự của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo RT, trong ngày 12/9, Tổng thống Putin đã cảnh báo về nguy cơ NATO trực tiếp can dự vào xung đột, nếu liên minh này đồng ý để Ukraine dùng vũ khí tầm xa của phương Tây tập kích các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga

"Chúng ta không bàn đến việc họ cho phép hay cấm chính quyền Kiev tập kích lãnh thổ Nga. Ukraine đã làm vậy rồi, bằng máy bay không người lái (UAV) và các phương tiện khác. Tuy nhiên, việc NATO cho phép Ukraine dùng các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao chống lại Nga đồng nghĩa với việc liên minh này trực tiếp can dự vào cuộc xung đột" – Tổng thống Putin cho biết.

Người đứng đầu ĐIện Kremlin nhấn mạnh, quân đội Ukraine không thể vận hành các loại vũ khí tầm xa nếu thiếu sự hỗ trợ, bởi các loại vũ khí này cần dữ liệu tình báo từ các vệ tinh phương Tây để tấn công hiệu quả nhất.

"Tất nhiên, sự tham gia trực tiếp của NATO sẽ thay đổi đáng kể bản chất của cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine. Trong tình huống đó, Nga buộc phải đưa ra phản ứng phù hợp với các nguy cơ phải đối mặt" - Tổng thống Nga nói thêm.

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 12/9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng phương Tây cần quan tâm đặc biệt đến cảnh báo mới nhất của Tổng thống Putin.

Trước đó, hôm 11/9, Điện Kremlin cảnh báo Moscow sẽ đáp trả “tương xứng” nếu Mỹ dỡ bỏ hạn chế đối với Ukraine trong việc sử dụng tên lửa do Washington cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.

Về phần mình, Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Moscow sẽ tiêu diệt bất kỳ lô tên lửa mới nào thuộc Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa mà Mỹ chuyển giao cho Ukraine.

Mỹ và đồng minh áp đặt một số hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí của họ nhằm tránh tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột với Nga, trong khi vẫn cung cấp nhiều lô vũ khí trị giá hàng tỷ USD cho Ukraine.

Các hãng thông tấn phương Tây đưa tin những hạn chế về sử dụng vụ khí đối với Ukraine có thể dỡ bỏ sau chuyến thăm Kiev của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh David Lammy.

Nga nhiều lần cảnh báo việc cung cấp vũ khí cho Kiev sẽ dẫn đến cuộc xung đột leo thang hơn nữa. Quân đội Nga phá hủy nhiều vũ khí đắt tiền của NATO, trong đó có hệ thống Patriot bị phá hủy bởi tên lửa Iskander-M.

Ở thời điểm hiện tại, Ukraine được cho là đã sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS và Storm Shadow để tấn công mục tiêu quân sự Nga ở Crimea nhưng chưa được phép sử dụng chúng cho các đợt tập kích bên trong lãnh thổ Nga.

Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên công bố việc chuyển giao tên lửa tầm xa cho Ukraine vào tháng 5/2023, tiếp theo là Pháp. Mỹ cho biết nước này đã cung cấp cho Ukraine tên lửa ATACMS đầu năm nay.