Mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Phật giáo Thăng Long-Hà Nội

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Đại đức Thích Minh Hiền, Phó Ban văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Văn hóa Thành hội Phật giáo Hà Nội đã cho hay, website của Thành hội Phật giáo Hà Nội sẽ được “trình làng” vào cuối tháng Giêng.

KTĐT - Đại đức Thích Minh Hiền, Phó Ban văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Văn hóa Thành hội Phật giáo Hà Nội, trong buổi trò chuyện bên tách trà đầu xuân Canh Dần, đã cho hay, website của Thành hội Phật giáo Hà Nội sẽ được “trình làng” vào cuối tháng Giêng.

Trong loạt những hoạt động Phật sự để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Phật giáo Thăng Long-Hà Nội (16/6 âm lịch), một trang web đầu tiên của Thành hội Phật giáo Hà Nội sẽ được ra mắt, cung cấp thông tin đầy đủ cho độc giả trong và ngoài nước.

Website này cũng sẽ trở thành một “văn phòng” đưa những thông tin, lịch làm việc… để tăng ni trụ trì tại các chùa có thể cập nhật. Đặc biệt, Thượng tọa trưởng ban trị sự có thể giải quyết công việc bất kỳ lúc nào...

“Kho kiến thức” về Phật giáo

Đại đức Thích Minh Hiền, Phó Ban văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Văn hóa Thành hội Phật giáo Hà Nội, trong buổi trò chuyện bên tách trà đầu xuân Canh Dần, đã cho hay, website của Thành hội Phật giáo Hà Nội sẽ được “trình làng” vào cuối tháng Giêng.

Hiện, tên miền của website này đang được giữ kín.

Theo Đại đức, trang web này ngoài việc sẽ tuyên truyền những công tác Phật sự của Thành hội Phật giáo Hà Nội còn là một trong những công trình quan trọng để truyền tải thông tin nhân dịp Đại lễ 1000 năm Phật giáo Thăng Long – Hà Nội.

Với sự giúp đỡ của chư tăng ni, phật tử, website này sẽ là một “kho kiến thức” về Phật giáo, giúp bạn đọc trong và ngoài nước tìm hiểu thêm về Phật pháp, những hoạt động của Phật giáo Thủ đô Hà Nội.

Tại website, một loạt những chuyên mục sẽ được mở ra, giúp bạn đọc có thể dễ dàng tìm hiểu một cách kỹ càng, tập trung vào những vấn đề như hoằng pháp, giáo dục, lịch sử, văn hóa, mỹ thuật… Ngoài ra, website còn tích hợp video lip, giúp độc giả có thể xem những hình ảnh sống động về các hoạt động Phật sự tại Hà Nội.

Cũng theo Đại đức Thích Minh Hiền, hiện nay ngoài những trang thông tin của Phật giáo như báo Giác Ngộ, tạp chí Văn hóa…, số còn lại đều mang tính cách cá nhân, đơn lẻ. Hiện, các trang web của chùa, của chư tăng ni và của cá nhân… thì nhiều nhưng ở cấp tỉnh, thành thì chưa có. Do đó, website đang được xây dựng của Phật giáo Hà Nội sẽ là trang web chính thống đầu tiên của một tỉnh, thành.

Văn phòng điện tử

Đại đức Thích Minh Hiền cho hay, dù đang ở giai đoạn “nước rút” để có thể ra mắt trang web, nhưng vẫn còn một số vấn đề đặt ra. Đó chính là đội ngũ phóng viên, biên tập viên một cách thuần thục và chuyên nghiệp còn chưa đầy đủ. Thực hiện trang web này chủ yếu dựa vào sự nhiệt tình của chư tăng, ni và các phật tử trẻ. Tuy nhiên, phần quan trọng nhất là khung của website đã được hoàn tất. Đội ngũ làm trang web này dự tính khoảng 20 người.

Ngoài việc là trang thông tin tới đông đảo độc giả, phật tử trong và ngoài nước, website sắp khai trương sẽ tiến đến cấp cao hơn, đó là việc triển khai văn phòng điện tử.

Với công nghệ ngày càng được đẩy mạnh như hiện nay, Đại đức Thích Minh Hiền cho rằng sẽ rất thuận lợi để tiến hành làm việc trực tuyến. Ví dụ như, khi họp hành, giao ban, ra thông báo sẽ đưa thông tin lên web để trụ trì các nơi trong toàn thành phố Hà Nội có thể cập nhật để thực hiện. Ngược lại, các chùa cũng có thể gửi thông tin của mình lên website hay gửi thông tin lên tới cấp cao hơn…

Đặc biệt, “website cũng sẽ trang bị công cụ để giúp Thượng tọa, Trưởng ban trị sự có thể giải quyết công việc ngay cả khi đi hoằng pháp ở những nơi xa,” Đại đức Thích Minh Hiền nói./.

Theo Đại đức Thích Minh Hiền, Đề cương dự án Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Phật giáo Thăng Long – Hà Nội đã được phê chuẩn. Chương trình này được tổ chức trên cả nước, nhưng trọng tâm vẫn giao cho Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức.

Ngày đại lễ sẽ diễn ra vào 27/7/2010 (tức 16/6 âm lịch) và kết thúc trong 1 tuần, với các nội dung chính: Rước long vị Vua Lý Thái tổ, các bậc Quốc sư, danh tăng của Việt Nam từ Bắc Ninh sang Hà Nội; tổ chức hội thảo khoa học; tổ chức Tuần lễ văn hóa Phật giáo; tổ chức Đại lễ cầu an và cầu siêu với sự tham gia của 1000 tăng, ni tại Hoàng thành Thăng Long. 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần