Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Năm 2009: Những nhà tư tưởng hàng đầu thế giới

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tổng thống Obama, vị tổng thống gốc Phi đầu tiên của nước Mỹ, đứng thứ hai trong bảng danh sách vì "tái tạo vai trò Mỹ trên thế giới".

KTĐT - Tổng thống Obama, vị tổng thống gốc Phi đầu tiên của nước Mỹ, đứng thứ hai trong bảng danh sách vì "tái tạo vai trò Mỹ trên thế giới".

Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ và Tổng thống Mỹ Barack Obama là hai người đứng đầu danh sách 100 nhà tư tưởng thế giới năm 2009 do tạp chí Foreign Policy bầu chọn.


Danh sách các nhà tư tưởng lớn của thế giới vừa được công bố hôm 1/12.

Ảnh Foreign Policy
Ảnh: Foreign Policy

Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Mỹ Bernanke được xếp đầu danh sách vì đã ngăn chặn được một cuộc Đại Suy thoái giống như thời kỳ tiếp sau vụ phố Wall sụp đổ năm 1929.

Tạp chí Foreign Policy viết: "Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có lẽ không đứng đầu danh sách chỉ bởi đã chuyển lý thuyết thành hành động, vì tái phát hiện vai trò của một ngân hàng trung ương, vì ngăn cản sự sụp đổ của nền kinh tế Mỹ mà vì: đã làm mọi việc trên trong vòng vài tháng thì chắc chắn xứng đứng là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong vài năm gần đây".

Tổng thống Obama, vị tổng thống gốc Phi đầu tiên của nước Mỹ, đứng thứ hai trong bảng danh sách vì "tái tạo vai trò Mỹ trên thế giới". Obama bước vào Nhà Trắng và phải đối mặt với những trở ngại tưởng như không thể giải quyết: hai cuộc chiến đẫm máu, có khả năng không thể thắng và nền kinh tế suy sụp, lại thêm một cuộc chiến lớn ở Quốc hội về chi tiêu công cộng và chăm sóc sức khỏe. Một thực tế khó khăn khiến Obama - diễn giả nổi tiếng về tài hùng biện, biểu tượng quan trọng - là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, vào thời điểm đó giống một người chỉnh sửa hơn là người biết nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên, trong thực tế ông là cả hai.

Và người đứng đầu nước Mỹ Obama được Foreign Policy ca ngợi là "người có tầm nhìn", "một người điều chỉnh", về cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, về sự suy sụp của kinh tế và những vấn đề khác mà ông được thừa hưởng.

"Obama có thể thất bại. Tuy nhiên, nếu thành công, cơn sóng nhỏ trong quan hệ của Mỹ với thế giới có thể trở thành một đợt sóng lớn", tạp chí Foreign Policy nhận xét.

Năm 2009: Những nhà tư tưởng hàng đầu thế giới - Ảnh 1
Bernanke và Obama. (Ảnh: ST)

Đứng thứ 3 trong danh sách 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới là bà Zahra Ranavard vì chính bà là "bộ não của cuộc cách mạng xanh ở Iran và của chiến dịch vận động của chồng - nhà lãnh đạo đối lập Mir Hossein Mousavi".

Ngoài ra, trong danh sách còn có nhiều thành viên khác trong chính quyền của Tổng thống Obama như Ngoại trưởng Hillary Clinton, xếp thứ 6 cùng chồng - cựu Tổng thống Bill Clinton.

Bill Clinton được tín nhiệm vì "định nghĩa lại lòng bác ái trong thời hiện đại", trong khi Ngoại trưởng Hillary được ca ngợi vì: với chức trách ở Bộ Ngoại giao, bà đã giúp tạo ra một bước ngoặt lớn cho "quyền lực thông minh".

Năm nay, Hillary đã tuyên truyền không mệt mỏi cho thông điệp ngoại giao của chính quyền Obama là: Nước Mỹ dưới thời Obama là một quyền lực thông minh, một phần trong kỷ nguyên mới của sự ràng buộc dựa trên lợi ích chung, chia sẻ các giá trị và tôn trọng lẫn nhau.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan, đứng thứ 9 trong danh sách vì "nhắc cho thế giới nhớ rằng Trung Quốc không chấp nhận đồng USD như một điều ngẫu nhiên".

Một nhân vật bác ái đồng thời là người sáng lập Microsoft Bill Gates đứng thứ 12 trong danh sách vì "đưa Microsoft một cách hữu hiệu tới những người nghèo nhất trong số những người nghèo".

Cựu phó Tổng thống Dick Cheney đứng thứ 13 vì "bảo vệ mạnh mẽ sức mạnh Mỹ".

Kofi Annan, cựu Tổng Thư ký LHQ đứng thứ 30 trong danh sách vì hoạt động không mệt mỏi nhằm tạo lập cuộc cách mạng xanh ở châu Phi.

Bản danh sách gồm 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới, có người Mỹ chiếm số đông.