Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nga phản đối ở Liên Hợp quốc, pháo kích rung chuyển phía nam Ukraine

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các cuộc pháo kích tấn công vào miền nam Ukraine tiếp diễn trong cuối tuần này, giữa bối cảnh đại diện Nga tìm cách bảo vệ cuộc chiến kéo dài 7 tháng Moscow triển khai tại Kiev trước Liên Hợp quốc. 

Quân đội Ukraine trên một chiếc xe chiến đấu bọc thép, trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine, ở vùng Kharkiv, Ukraine ngày 24/9 năm 2022. Ảnh: Reuters
Quân đội Ukraine trên một chiếc xe chiến đấu bọc thép, trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine, ở vùng Kharkiv, Ukraine ngày 24/9 năm 2022. Ảnh: Reuters

Kiev và các quốc gia phương Tây cho rằng các cuộc trưng cầu dân ý ở các vùng lãnh thổ mà Nga kiểm soát là "chiêu trò giả" được sử dụng để biện minh cho sự gia tăng của các hành động thù địch, sau những tổn thất trên chiến trường ở Ukraine trong những tuần gần đây.

Trước Đại hội đồng Liên Hợp quốc hôm 24/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã phản ứng lại sự phản đối cuộc tấn công của Nga từ Washington và các quốc gia chịu sự ảnh hưởng. Gần 3/4 quốc gia trong hội đồng đã bỏ phiếu khiển trách Nga và yêu cầu nước này rút quân ngay sau cuộc tấn công ngày 24/2.

Kyiv và Moscow hôm 24/9 đổ lỗi nhau trong vụ pháo kích vào khu vực Zaporizhzhia của Ukraine. 

Thống đốc khu vực Oleksandr Starukh cho biết trên Telegram rằng các lực lượng Nga đã tiến hành "một cuộc tấn công tên lửa lớn" vào khu vực từ khoảng 10 máy bay, làm ít nhất 3 người bị thương.

Trong khi đó, hãng thông tấn RIA của Nga, trích dẫn các nguồn tin giấu tên, cho biết các lực lượng Ukraine đã pháo kích vào một kho thóc và kho phân bón trong khu vực.

Trước đó, giới chức DPR và LPR ở vùng Donbass cùng hai tỉnh của Ukraine là Kherson và Zaporozhye thông báo sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga từ ngày 23-27/9.

Ngoại trưởng Lavrov, trong một cuộc họp báo sau bài phát biểu trước hội đồng ở New York, cho biết các khu vực Ukraine nơi diễn ra cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý sẽ được Moscow "bảo vệ hoàn toàn" nếu các khu vực này được Nga sáp nhập. 

Nhóm Bảy nền kinh tế công nghiệp phát triển (G7) cho biết sẽ không công nhận kết quả của các cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý. 

Ukraine đã yêu cầu một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc về các cuộc trưng cầu dân ý, cáo buộc Nga vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc bằng cách cố gắng thay đổi biên giới của Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Oleg Nikolenko cho biết trên Twitter.

Hôm 21/9, ông Putin đã lần đầu lệnh điều động quân đầu tiên cho đất nước kể từ sau Thế chiến thứ hai.