KTĐT - Nếu nền kinh tế không thực sự phục hồi vào giữa năm 2010, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với tình trạng thua lỗ tiếp tục gia tăng trong khi lợi nhuận lại chịu nhiều sức ép.
Vào hôm thứ 4 tuần này, các ngân hàng lớn đã tiếp tục công bố báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp cho thấy ngành công nghiệp này đang phục hồi chậm chạp, tuy nhiên vẫn còn nhiều dấu hiệu cho thấy giai đoạn đen tối nhất đã qua với khu vực đang kiệt sức này.Mal Polley, chuyên gia đầu tư trưởng của Stewart Capital Advisors phát biểu: “Tôi cho rằng chúng ta đang tiếp cận với những hiện tượng bình thường và dự phòng nợ khó đòi sẽ vẫn tiếp tục ở mức cao nhưng rõ ràng là đã được bình ổn.”
Các thương nhân đã được khích lệ với xu hướng tín dụng đã được cải thiện tại Ngân hàng Trung ương Mỹ và các ngân hàng khác.
Tuy nhiên các nhà phân tích vẫn rất thận trọng về viễn cảnh của ngành tài chính. Thậm chí trong bối cảnh còn nhiều biến động kết quả kinh doanh tài chính, xu hướng khối lượng xóa bỏ nợ đã thanh toán cao trở thành một xu hướng chủ đạo.
Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của các “đại gia” trong ngành ngân hàng phụ sẽ phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của nền kinh tế năm 2010 và quá trình phục hồi chậm chạp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của họ trong tương lai.
Nếu nền kinh tế không thực sự phục hồi vào giữa năm 2010, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với tình trạng thua lỗ tiếp tục gia tăng trong khi lợi nhuận lại chịu nhiều sức ép.
Paul Miller, trưởng bộ phận dịch vụ tài chính của FBR Capital Market cho hay ông đặc biệt lo lắng về thị trường nhà ở và điều gì sẽ xảy ra với thị trường này khi Cục Dự trữ Liên Bang ngừng mua các cổ phiếu được cam kết bởi bất động sản vay mua thế chấp. Ông không cho rằng khu vực nhà ở sẽ hồi phục một sớm một chiều và sẽ rất khó khăn cho các ngân hàng kinh doanh với khối lượng cao hơn 2 lần giá trị ghi sổ của họ mà Wells Fargo là một ví dụ.
Cũng theo ông Miller các nhà đầu tư đã chấp nhận sự thật rằng chi phí tín dụng đang ngày một tăng cao và đã ở mức cao trong một thời gian daifm tuy nhiên vấn đề lớn nhất hiện này là liệu họ có thể thu lời được từ các hoạt động tín dụng hay không.
Và dưới đây là tóm tắt kết quả kinh doanh được công bố vào hôm thứ 4.
Ngân hàng Trung ương Mỹ đã khiến các nhà đầu tư thất vọng với khoản thua lỗ 5.2 tỷ USD tức 60 cent trên mỗi cổ phiếu, cao hơn so với mức 52 cent được dự báo.
Morgan đã thực sự có lãi trong hai quý liên tiếp song lợi nhuận vẫn thấp hơn so với kỳ vọng của giới phân tích.
Wells Fargo công bố lợi nhuận bất ngờ với 8 cent trên mỗi cổ phiếu mặc dù họ mới hoàn trả 25 triệu USD tỷ tiền cứu trợ cho chính phủ.
Ngân hàng New York lợi nhuận tăng cao và tài sản cũng gia tăng.
Ngân hàng Bancorp cũng cho hay lợi nhuân cao hơn 2 lần nhờ doanh thu cho vay mua nhà thế chấp và tiền gửi tăng mạnh tuy vẫn tiếp tục phải xóa nhiều khoản nợ xấu.