Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ngân hàng phá sản tại Mỹ tiếp tục tăng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong cuộc phỏng vấn cuối tuần trước, Chủ tịch FDIC Sheila Bair nhắc lại dự báo của cơ quan này, 2010 sẽ là năm đỉnh cao của các vụ phá sản trong ngành ngân hàng, sau khi đã có hơn 230 vụ phá sản.

KTĐT - Trong cuộc phỏng vấn cuối tuần trước, Chủ tịch FDIC Sheila Bair nhắc lại dự báo của cơ quan này, 2010 sẽ là năm đỉnh cao của các vụ phá sản trong ngành ngân hàng, sau khi đã có hơn 230 vụ phá sản.

Cuối tuần qua, các nhà chức trách Mỹ đã đóng cửa thêm 4 ngân hàng ở các bang Maryland, Oklahome và New York, với tổng giá trị tài sản lên tới 1,13 tỷ USD.

Như vậy, theo Bloomberg, từ đầu năm tới nay, đã có 90 ngân hàng tại Mỹ buộc phải phá sản.

Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) cho biết, lớn nhất trong đợt này là ngân hàng Home National ở Blackwell, Oklahoma, với 644,5 triệu USD tài sản. Dự kiến, FDIC sẽ phải tiêu tốn 159,9 triệu USD cho vụ phá sản này.

Ngoài ra còn có ngân hàng Bay National (ở Baltimore) với 282,2 triệu USD tài sản, 276 triệu USD tiền gửi; Ideal Federal Savings (cũng ở Baltimore) với 6,3 triệu USD tài sản và 5,8 triệu USD tiền gửi; USA Bank ở Port Chester, New York với 183,3 triệu USD tài sản, 189,9 triệu USD tiền gửi.

Trong cuộc phỏng vấn cuối tuần trước, Chủ tịch FDIC Sheila Bair nhắc lại dự báo của cơ quan này, 2010 sẽ là năm đỉnh cao của các vụ phá sản trong ngành ngân hàng, sau khi đã có hơn 230 vụ phá sản (từ năm 2009 đến nay), đẩy quỹ bảo hiểm tiền gửi của cơ quan này vào tình trạng thâm hụt lần đầu tiên kể từ những năm 1990.

Hiện các bang Georgia, Illinois và Florida bị tác động mạnh nhất từ cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng. Kể từ đầu năm 2009 tới nay, mỗi bang này đã có hơn 27 ngân hàng bị phá sản, theo FDIC.

Theo một danh sách đáng tin cậy, tính tới ngày 31/3, FDIC đang quản lý 775 ngân hàng với tổng cộng 431 tỷ tài sản, tăng từ con số 702 ngân hàng với 402,8 tỷ USD vào thời điểm kết thúc quý 4/2009.