Sau cuộc họp đột xuất của Ủy ban chính sách tiền tệ hôm 4/5, ông Shaktikanta Das, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) khẳng định Ngân hàng trung ương nước này sẽ duy trì lập trường “mềm dẻo” để vừa kiểm soát tỷ lệ lạm phát vừa hỗ trợ nền kinh tế.
Thống đốc Das nêu rõ lý do tăng mạnh lãi suất là do lạm phát, giá dầu tăng cao, căng thẳng địa chính trị gia tăng và thiếu hụt hàng hóa trên toàn cầu, đã ảnh hưởng xấu đến kinh tế Ấn Độ. Theo ông Das, RBI đã đặt mục tiêu trung hạn cho lạm phát CPI là 4%.
Theo số liệu mới nhất, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Ấn Độ trong tháng 3 đã tăng lên 7% từ mức 6,1% trong tháng 2, chủ yếu là do đà leo dốc mạnh của giá than, dầu mỏ và thực phẩm.
“Ngân hàng trung ương Ấn Độ có thể sẽ tiếp tục thực hiện các đợt tăng lãi suất trong thời gian tới do lạm phát chưa có dấu hiệu hạ nhiệt,” chuyên gia Shilan Shah của Capital Economics nhận định.
Vào năm 2020, RBI đã cắt giảm lãi suất từ 5,1% xuống 4%, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2010, để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh chịu tác động nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 bùng phát.