Hà Nội: Sáng 10/2, ghi nhận tại các bến xe, các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô hầu hết đều rơi vào tình trạng tắc nghẽn. Hàng ngàn lượt phương tiện "chôn chân", nhẫn nại nhích từng chút một trong tiết trời se lạnh ngày cuối năm.
Theo ước tính của Bến xe Mỹ Đình, trung bình mỗi ngày sẽ phục vụ khoảng 15.000 hành khách. Trong khi đó, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết tổng số tải cung ứng toàn mạng của các hãng hàng không Việt Nam từ ngày 30/1 đến 4/3 là 5,1 triệu ghế, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước.
|
Tuyến đường nối ra cửa ngõ Thủ đô luôn trong tình trạng quá tải bởi lượng phương tiện cá nhân tăng đột biến. Ảnh: Zing. |
|
Vòng xoay đường vành đai 3 đoạn giao với cao tốc Pháp Vân. Có thể nhận thấy rõ sự khác biệt giữa dòng xe đi và đến TP Hà Nội vào thời điểm hiện tại. Ảnh: Zing. |
|
Đường Giải Phóng nối ra cửa ngõ phía Nam Hà Nội luôn chật ních phương tiện giao thông. Ảnh: Dân trí. |
|
Hàng ngàn phương tiện ùn tắc trong cái lạnh ngày cuối năm. Ảnh: Dân trí. |
TP Hồ Chí Minh: Chiều 10/2, hàng ngàn phương tiện đổ về hướng sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) khiến các tuyến đường ùn tắc kinh hoàng suốt nhiều tiếng đồng hồ.
Tại ga Sài Gòn, các chuyến tàu đưa hành khách về quê ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung luôn trong tình trạng quá tải. Các vị trí ngồi trên tàu đều chật kín hành khách, khách mua vé ghế phụ ngồi tràn hết ở các lối đi, ở các cửa lên xuống của tàu, thậm chí ngồi trước cửa nhà vệ sinh trên tàu. Khoảng trống nào ở các toa cũng được tận dụng để làm nơi ngồi, chỗ ngủ qua đêm.
|
Tắc nghẽn trên đường ra sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Tiền Phong. |
|
Dòng người nhẫn nại nhích từng chút một trên đường. Ảnh: Tiền Phong. |
|
Tại các bến xe, bến tàu hàng ngàn người xếp hàng chờ mua được 1 tấm vé về quê nghỉ Tết sớm. Ảnh: Tuổi trẻ. |
|
Ghi nhận trên 1 chuyến tàu từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Trung chiều 10/2. Ảnh: Tuổi trẻ. |
Kỳ nghỉ Tết cổ truyền năm nay kéo dài 7 ngày. Bắt đầu từ thứ tư (14/2) đến hết thứ ba (20/2), nhằm 29 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Mậu Tuất.