Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nguy cơ "bong bóng tài sản" của nền kinh tế thế giới

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Vốn được coi là những tài sản "an toàn" truyền thống song vàng hiện đang có mức giá cao kỷ lục, trong khi lãi suất nợ của các chính phủ an toàn nhất, như trái phiếu Chính phủ Mỹ và Đức, vẫn thấp khác thường.

KTĐT - Vốn được coi là những tài sản "an toàn" truyền thống song vàng hiện đang có mức giá cao kỷ lục, trong khi lãi suất nợ của các chính phủ an toàn nhất, như trái phiếu Chính phủ Mỹ và Đức, vẫn thấp khác thường.

Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà kinh tế (The Economists) ngày 21/10 cho rằng việc các dòng vốn lớn chảy vào các tài sản nhiều rủi ro, như cổ phiếu ở các thị trường đang nổi, đang làm tăng nguy cơ hình thành bong bóng tài sản.

Một khi các bong bóng này nổ, chắc chắn sẽ gây ra rối loạn mới trên thị trường tài chính.

EIU cho rằng thật trớ trêu khi chính sách giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính - vốn do các bong bóng tài sản trong đó có thị trường bất động sản Mỹ gây ra, lại đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các bong bóng mới.

Chính sách tiền tệ nới lỏng ở hầu hết các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), không những làm các khoản lợi nhuận cao có được từ những tài sản rủi ro trở nên hấp dẫn hơn, mà còn làm chi phí tài chính để đầu tư vào các tài sản đó trở nên rất rẻ.

Do triển vọng tăng trưởng của Mỹ và EU vẫn ảm đạm, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sẽ tiếp tục giữ mức lãi suất cơ bản hiện nay trong một khoảng thời gian dài hơn so với các thị trường đang nổi. Điều này dẫn đến sự khác biệt lớn về lãi suất làm các nhà đầu tư háo hức khai thác.

Các yếu tố này, cùng với việc khả năng thanh khoản được giải phóng, nhờ nguồn cung tiền tăng và các hình thức kích thích tiền tệ khác ở các nước giàu, đang có những tác động mạnh, khiến dòng vốn vào các thị trường đang nổi đang ngày một tăng.

Viện Tài chính Quốc tế dự báo dòng vốn tư nhân thực vào các thị trường đang nổi trong năm 2010 sẽ tăng 42%, lên mức 825 tỷ USD. Bên cạnh đó, thị trường tài chính vẫn đang có những dấu hiệu không chắc chắn về sự ổn định.

Vốn được coi là những tài sản "an toàn" truyền thống song vàng hiện đang có mức giá cao kỷ lục, trong khi lãi suất nợ của các chính phủ an toàn nhất, như trái phiếu Chính phủ Mỹ và Đức, vẫn thấp khác thường.

Mặc dù có sự pha trộn giữa các tín hiệu, song nguy cơ thay đổi lớn và nhanh từ các tài sản rủi ro quay về các tài sản an toàn lại đang tăng lên.

Các thị trường có quan hệ tương đồng về sự thay đổi giá cả và chủng loại hàng hóa là mối nguy hiểm chính vì nhiều thị trường có thể cùng nhau sụp đổ khi tâm lý thay đổi.

Việc tăng thêm nguồn cung tiền và các biện pháp kích thích khác làm tăng thêm mức độ nguy hiểm vì lượng tiền mặt trên các thị trường tài chính tăng lên, có thể chuyển từ trái phiếu Chính phủ Mỹ sang các công cụ an toàn khác một cách nhanh chóng.