Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhiều doanh nhân nhập cư bỏ Mỹ hồi hương

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Hơn 60% người Ấn Độ và 90% người Trung Quốc hồi hương nói rằng cơ hội kinh tế tại nước nhà chính là nhân tố thúc đẩy họ quay về.

KTĐT - Hơn 60% người Ấn Độ và 90% người Trung Quốc hồi hương nói rằng cơ hội kinh tế tại nước nhà chính là nhân tố thúc đẩy họ quay về.

Trong một bài phát biểu tuần trước, Tổng thống Obama nói rằng Mỹ luôn mong muốn có nhiều hơn những doanh nhân nhập cư như Andy Groves, người đã xây dựng Intel tại Mỹ chứ không phải ở Trung Quốc hay Pháp.

Ông Obama nói rằng sẽ ủng hộ việc cải cách toàn diện chính sách nhập cư, tuy nhiên cho đến nay, chính sách này vẫn chưa được thông qua. Hầu hết người Mỹ đều ủng hộ cho phép càng nhiều bác sĩ, nhà khoa học, và doanh nhân nhập cư vào Mỹ, nhưng họ lại phản đối việc dễ dãi hơn với những người nhập cư bất hợp pháp.

Nhưng các nhà lãnh đạo Mỹ có vẻ không nhận ra rằng thế giới giờ đây đã đổi thay. Có rất nhiều mảnh đất màu mỡ khác như Trung Quốc và Ấn Độ để khởi nghiệp kinh doanh. Thay vì đến Mỹ, nhiều doanh nhân giỏi thậm chí còn thành công hơn khi lập nghiệp tại quê nhà. Ngày càng có nhiều người nhập cư tại Mỹ lạc quan về cơ hội kinh tế tại nước mình, điều này đã khiến họ quay trở lại quê hương lập nghiệp.

Nhiều giáo sư và nhà hoạch định chính sách cho rằng những doanh nhân này sẽ sớm thất vọng về nước mình và quay lại Mỹ. Họ dẫn chứng về cơ sở hạ tầng yếu kém của hay chế độ quan liêu, tham ô tham nhũng ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu trong vòng 8 tháng, khảo sát 153 công nhân Ấn Độ và 111 người Trung Quốc từng học tập và nghiên cứu ở Mỹ, phần lớn trong số họ đang làm việc tốt hơn ở đất nước của họ chứ không phải là nước Mỹ.

Lý do đưa những người nhập cư này hồi hương là sự phát triển mạnh mẽ của những nền kinh tế mới nổi và sự ràng buộc gia đình. Hơn 60% người Ấn Độ và 90% người Trung Quốc hồi hương nói rằng cơ hội kinh tế tại nước nhà chính là nhân tố thúc đẩy họ quay về. Trong khí đó, 76% người Ấn Độ và 51% người Trung Quốc nói rằng họ về nước là do sợi dây ràng buộc của gia đình. Những người được hỏi trong cuộc nghiên cứu bày tỏ lòng tự hào về việc đã góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước mình.

Có tới 72% người Ấn Độ và 81% người Trung Quốc được hỏi cho rằng cơ hội khởi nghiệp kinh doanh ở đất nước họ tốt hơn rất nhiều so với tại Mỹ. Còn 54% người Ấn Độ và 68% người Trung Quốc đánh giá triển vọng tăng trưởng kinh tế của quốc gia mình tốt hơn so với Mỹ. Ngoài ra, 56% người Ấn độ, 59% người Trung Quốc cho rằng chất lượng sống tại quốc gia của họ tốt hơn hoặc ít nhất ngang bằng so với Mỹ.

Các doanh nhân Ấn Độ và Trung Quốc trở về nước chú trọng khai thác vị thế thuận lợi của quốc gia mình so với nền kinh tế thế giới. Họ tận dụng lợi thế chi phí thấp để lập doanh nghiệp và rồi sau đó mở rộng mạng lưới kinh doanh trong nước.

Dĩ nhiên, điều này không hoàn toàn là bất lợi đối với Mỹ. Theo một số nghiên cứu, đa số các người trở về nước đều có trao đổi kinh doanh với các đối tác của họ tại Mỹ thường xuyên. Quan hệ hợp tác giữa các doanh nhân ở Bangalore, Bắc Kinh và các doanh nhân ở Mỹ đã tạo ra những cơ hội phát triển đôi bên cùng có lợi.

Theo các nhà hoạch định chính sách Mỹ, dù cho nước Mỹ không thể ngăn chặn được chảy máu chất xám, nhưng vẫn có thể tạo ra một sân chơi kinh tế cạnh tranh hơn bằng những thay đổi trong chính sách nhập cư. Theo Tổng thống Obama, để làm được điều đó, Mỹ cần bắt tay vào việc tăng số lượng thị thực thường trú cho 1 triệu kỹ sư, các nhà khoa học, bác sĩ, các nhà nghiên cứu và gia đình của họ những người đang ở Mỹ hợp pháp nhưng bị mắc kẹt trong tình trạng bán di trú. Tiếp đó, là thu hút các doanh nhân trên thế giới gia nhập vào nền kinh tế Mỹ.