Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhiều lo lắng về kỳ thi quốc gia

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thi quốc gia nhưng lại phân thành 2 khối; chỉ có một số cụm thi nên học sinh (HS) vẫn phải đi xa; thi 3 môn bắt buộc chắc chắn sẽ dẫn đến học lệch; xét tốt nghiệp có sử dụng kết quả năm học lớp 12 có thể dẫn đến tiêu cực... là những vấn đề được dư luận đặt ra, rất cần Bộ GD&ĐT có những chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời.

Không nên tạo ra sự khác biệt

Nhiều chuyên gia và lãnh đạo trường phổ thông khẳng định, phương án thi quốc gia được Bộ GD&ĐT quyết định chưa phải là phương án hay, nhưng giúp cho việc dạy và học ổn định. Không thể kỳ vọng những quyết định của Bộ GD&ĐT ngay lập tức đã hợp lý, mà cần có điều chỉnh kịp thời.

Là kỳ thi quốc gia có một loại đề thi, nhưng lại phân thành 2 loại cụm thi, cụm do các trường đại học (ĐH) tổ chức cho thí sinh (TS) có nhu cầu vào ĐH và cụm do địa phương tổ chức cho TS chỉ muốn xét công nhận tốt nghiệp. Với cách tổ chức này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằng: Xét về mặt tâm lý, có thể lúc này các em không muốn học ĐH, nhưng lúc khác lại muốn thì không còn cơ hội. Khi các em thi ở địa phương đạt điểm cao, đủ điều kiện vào học ĐH thì vẫn có quyền đăng ký xét tuyển. Do đó, đề nghị Bộ GD&ĐT cần quan tâm đến việc này, nếu không sẽ tạo ra sự khác biệt không đúng.
Các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp tháng 6 vừa qua tại trường THPT Thăng Long, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.     Ảnh Quỳnh Anh
Các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp tháng 6 vừa qua tại trường THPT Thăng Long, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ảnh Quỳnh Anh
Việc Bộ GD&ĐT công bố sớm 3 môn thi bắt buộc và một môn tự chọn trong số 5 môn còn lại; thi xong có kết quả mới đăng ký xét tuyển ĐH là những cải tiến rất tốt cho TS cũng như trường ĐH. Thế nhưng, quy
Giải đáp băn khoăn của các trường về tình trạng TS ảo nếu mỗi em lại được cấp 3 giấy chứng nhận điểm thi, đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng: Thứ nhất, vấn đề xét tuyển chung sẽ phải cân nhắc rất nhiều để đưa vào quy chế tuyển sinh, đầu năm 2015 sẽ công bố. Về nguyên tắc, chúng ta phải đảm bảo quyền lợi của TS, sẽ cố gắng để các em có điểm cao không bị trượt như những năm trước; Thứ hai, không làm quá khó cho các trường ĐH; Thứ ba, cố gắng đưa vào những giải pháp công nghệ.
định thi số môn như thế chắc chắn dẫn đến học lệch. Giải bài toán này, TS Nguyễn Tùng Lâm đưa ra 2 giải pháp. Thứ nhất, Bộ chấp nhận cho các trường dạy theo yêu cầu của HS. Nghĩa là, ngoài 3 môn thi bắt buộc, những môn còn lại sẽ được bố trí lại lớp học theo nhu cầu để dạy cho có chất lượng. Thứ hai, hết học kỳ I hay đến tháng 1/2015, Bộ ra 8 đề thi cho 8 môn, các trường sẽ tự tổ chức kiểm tra, đánh giá. "Bộ GD&ĐT ra đề thi để thể hiện quan điểm đổi mới, cùng với đó, các trường và các em HS căn cứ vào đó để điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp. Nhưng điều quan trọng là HS đánh giá được năng lực sở trường của mình để quyết định chọn môn thi thích hợp với mình" - ông Lâm phân tích.

Thi tại địa phương nhưng vẫn có cơ hội xét tuyển đại học

Giải thích về việc có 2 loại cụm thi, ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết, chủ yếu việc tổ chức thi sẽ do các trường ĐH chủ trì. Trên thực tế vẫn có một số TS muốn thi tốt nghiệp rồi đi làm ngay (năm 2014 có khoảng 20% TS chỉ thi tốt nghiệp), nên không cần phải lên cụm do trường ĐH tổ chức ở TP lớn mà thi ngay tại địa phương. Tất nhiên, khi làm thủ tục đăng ký, các em phải khẳng định chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, cánh cửa ĐH không hoàn toàn khép lại bởi những TS này vẫn có thể xét tuyển vào những trường tuyển sinh riêng sử dụng kết quả học tập ở trường THPT.

Để tránh tình trạng học không toàn diện, đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng, có nhiều giải pháp trong quá trình tổ chức giảng dạy, chứ không chỉ ở kỳ thi. "Trong quy định mới để xét tốt nghiệp, bên cạnh kết quả của kỳ thi chung, vẫn phải dựa vào kết quả các môn học lớp 12. Đây cũng là một biện pháp để giảm học lệch cho các em" - ông Trần Văn Nghĩa cho biết. Ông Nghĩa cũng khẳng định, chương trình học ở trường THPT không có thay đổi lớn, bởi yêu cầu của môn thi, hình thức thi khá ổn định để HS không phải học thêm gì khác so với năm vừa rồi. Kỳ thi quốc gia kế thừa toàn bộ ưu điểm của kỳ thi ĐH, CĐ và tốt nghiệp THPT. Do đó, chương trình dạy học ở trường THPT cũng không thay đổi. Tất nhiên sẽ có điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến kỳ thi để đảm bảo HS phải vận dụng năng lực kiến thức thực tế. "Chương trình dạy học phải theo đúng quy định của Bộ đã ban hành. Trường nào tổ chức sai sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và Sở GD&ĐT phải có trách nhiệm giám sát các trường" - ông Nghĩa cho hay.