Để đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (TTKN) trong việc xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình hiệu quả.
Đa dạng mô hình hiệu quả
Chia sẻ về những khó khăn trong việc triển khai các mô hình khuyến nông, bà Vũ Thị Hương – Phó Giám đốc phụ trách TTKN Hà Nội cho hay, năm 2016, thời tiết diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng xấu đến kết quả một số mô hình. Đầu vụ Xuân, xuất hiện rét đậm, rét hại kéo dài khiến hoa ly nở muộn, giá bán thấp. Vụ Mùa, nắng nóng cục bộ kèm theo các trận mưa và các cơn bão khiến diện tích trồng hoa đào một số nơi bị ngập úng. Vụ Đông, nền nhiệt cao hơn trung bình nhiều năm làm cho năng suất khoai tây giảm. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể cán bộ, công nhân viên chức, người lao động TTKN, sự đồng thuận của các địa phương và nông dân, các mô hình khuyến nông thực hiện đều đảm bảo tiến độ. Công tác tổ chức tập huấn, cấp phát giống, thức ăn, phân bón, thuốc phòng trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi được thực hiện nghiêm túc. Chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư đáp ứng chỉ tiêu theo yêu cầu.
Năm 2016, TTKN đã triển khai 20 dạng mô hình, gồm: 13 dạng mô hình trồng trọt, 4 dạng mô hình chăn nuôi, 3 dạng mô hình thủy sản. Đáng chú ý, nhiều mô hình đạt hiệu quả, sức lan tỏa rộng, được nông dân hưởng ứng, đánh giá cao. Tiêu biểu như mô hình sản xuất lúa hữu cơ vụ Xuân tại Thanh Xuân, Sóc Sơn, quy mô 20ha canh tác giống lúa Bắc thơm số 7 cho giá trị kinh tế cao hơn 11,3 triệu đồng/ha so với các giống lúa thường. Mô hình nuôi cá ghép (cá rô phi 60%, cá chép 40%), quy mô 25ha tại 7 huyện cho năng suất thu hoạch đạt 14 tấn/ha, cao hơn 4 tấn/ha so với nuôi truyền thống, lãi suất đạt 100 triệu đồng/ha.
Thành công bước đầu của các mô hình đã giúp nông dân thay đổi từ phương thức canh tác phân tán, nhỏ lẻ sang vùng sản xuất tập trung tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao. Đặc biệt là, khuyến khích được các hộ mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp.
Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách
Mặc dù các mô hình khuyến nông thực hiện trong năm 2016 được đánh giá tốt, song vẫn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Đó là các mô hình do các Trạm Khuyến nông cơ sở đề xuất xây dựng chưa mang tính khả thi cao, cần phải điều chỉnh nhằm đảm bảo tính liên kết sản xuất giữa các hộ tham gia thực hiện. Do đó, năm 2017, TTKN tiếp tục bám sát mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình 02 – CT/TU của Thành ủy về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 – 2020"; chỉ đạo của UBND TP về đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến nông.
Theo đó, TTKN lựa chọn xây dựng các mô hình trồng trọt thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mô hình chăn nuôi – thủy sản theo hướng an toàn sinh học, phục hồi và phát triển giống gia cầm có phẩm chất tốt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Mô hình thủy sản tuần hoàn khép kín gắn với xử lý môi trường. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền về các mô hình trình diễn hiệu quả và nhân rộng trong những năm tiếp theo. "Chúng tôi đã đề xuất Sở NN&PTNT cho phép vận dụng các chính sách hiện hành để xây dựng một số mô hình thí điểm theo hướng tập trung và chuỗi khép kín như: Mô hình cơ giới hóa đồng bộ, mô hình nuôi thủy sản tuần hoàn khép kín, mô hình máy sấy nông sản..." – bà Vũ Thị Hương cho biết.
Sở NN&PTNT Hà Nội kiến nghị TP sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 5/3/2013 về việc "Ban hành một số nội dung chi và mức hỗ trợ đối với hoạt động khuyến nông trên địa bàn TP Hà Nội" nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, các mô hình sản xuất khép kín theo chuỗi giá trị hàng hóa, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Ngô Đại Ngọc |