Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nỗi buồn bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam

Đông Hùng
Chia sẻ Zalo

Sau khi vô địch AFF Cup 2020, HLV Mano Polking của đội tuyển Thái Lan đã đã thẳng thắn chia sẻ Thai.League hấp dẫn và có trình độ cao hơn V.League. Nay việc CLB An Giang xin rút khỏi hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Quốc gia càng cho thấy nhận định trên có lý.

AFC vừa cắt suất dự AFF cup 2020 của Việt Nam. Ảnh AFC
AFC vừa cắt suất dự AFF cup 2020 của Việt Nam. Ảnh AFC

Than Quảng Ninh rời V.League

Lâu nay để có đủ 14 đội tham dự V.League, VFF đã phải cho các CLB nợ điều kiện tham dự (cơ sở vật chất, đào tào trẻ, tài chính). Nhưng điều này đã phần nào giúp SLNA, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng vượt qua cơn khó khăn trước mắt nhưng rốt cuộc vẫn không cứu được Than Quảng Ninh khỏi giải thể.

Khi số tiền nợ tiền chuyển nhượng, lương, thưởng của cầu thủ lên đến 70-80 tỷ đồng thì bầu Hùng đành buông tay. Điều đó khiến cho V.League chỉ còn 13 đội, không một đại gia nào sẵn sàng gianh tay đón một đội bóng có trình độ chuyên môn vào loại cứng của sân cỏ Việt Nam. Câu chuyện không chỉ dành riêng cho CLB Than Quảng Ninh mà bất cứ lúc nào cũng có đội bóng V.League rời cuộc chơi nếu việc kinh doanh của các ông chủ thất bát và địa phương không có kinh phí nuôi đội bóng.

Mới đây, đến lượt An Giang buồn bã thông báo với Ban tổ chức giải hạng Nhất sẽ không tham dự hệ thống các giải đấu chuyên nghiệp Quốc gia 2022 lý do “Đội bóng gặp khó khăn về kinh phí hoạt động vì chưa tìm ra được nhà tài trợ”.Trước đó thủ Thành Mạnh Cường, Trần Gia Nam đã chia tay bóng đá An Giang để gia nhập CLB mới nhưng không nhiều cầu thủ may mắn như thế.

An Giang rời bóng đá chuyên nghiệp

An Giang là đội bóng trực thuộc của sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh từng thi đấu ở giải đấu cao nhất Việt Nam ở thập niên 80, 90. Đội đã có 1 lần vô địch các đội A1 phía Nam, 2 lần hạng nhì ở giải hạng nhất, 02 lần hạng ba ở giải vô địch quốc gia, 3 lần hạng ba Cúp quốc gia và 1 lần đại diện Việt Nam tham dự Cúp C2 châu Á và xuống hạng mùa giải 1997. Và kể từ mùa giải 1998 đội chính thức thi đấu ở giải hạng A1 và bóng đá An Giang bắt đầu thụt lùi.

Đại dịch đã khiến CLB An Giang gặp nhiều khó khăn, bắt đầu từ mùa giải 2021, đội bóng không có sân thi đấu phải mượn sân Kiên Giang để tổ chức các trận đấu thuộc Giải hạng Nhất. Đến cuối năm 2021, đại diện miền Tây có công văn gửi đến Công ty CP Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) về việc xin đặc quyền lùi thời hạn đăng ký mùa giải 2022 để có thêm thời gian kiếm tìm đơn vị quản lý mới. Nếu sân chơi hạng Nhất không bị hủy vì dịch Covid-19, đội bóng này chỉ được 1 điểm sau 7 trận đấu cũng dễ bị rớt hạng. 

 Lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh An Giang xác nhận: “Chúng tôi không đủ kinh phí tham dự Giải hạng Nhất, nhưng muốn đăng ký thi đấu ở hạng thấp hơn (hạng Nhì”. Nhưng “ân huệ” này cũng khó thực hiện được bởi theo quy chế của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đại diện đến từ miền Tây nếu bỏ sân chơi hạng Nhất thì sẽ bắt đầu lại từ giải hạng Ba Quốc gia. Hiện nay, tại V.League còn 13 đội và hạng Nhất chỉ còn 12 đội, một bất cập khách quan.

Hiện tại, các cầu thủ An Giang sẽ do Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao An Giang quản lý. Bao giờ thì đội bóng miền Tây được thành lập từ năm 1976 với các tên tuổi như Tấn Lợi, Thiện Nhân, Văn Hậu trở lại bóng đá chuyên nghiệp là điều không ai trả lời được.

Mất suất dự AFC Cup 2022

Mới đây, Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) cắt suất thứ 2 dự vòng bảng AFC Cup 2022 (ACC) sau khi hai CLB ở V.League Nam Định và Thanh Hóa từ chối tham dự. Do đại dịch Covid-19, các giải V.League, Cúp quốc gia bị hủy bỏ nên VFF cử HAGL đại diện Việt Nam dự AFC Champions League, CLB Viettel thi đấu ở AFC Cup 2022.

Suất còn lại tham dự AFC Cup 2022 được dành cho Nam Định đội đang tạm thời đứng thứ 4 V.League 2021 sau 12 vòng đấu (CLB Than Quảng Ninh đứng thứ 3 đã giải thể). Thanh Hóa được đăng ký dự bị. Nhưng cả Nam Định và Thanh Hóa đều khưới từ tham gia giải đấu danh giá này LĐBĐ châu Á đã lựa chọn đội bóng Hantharwaddy United của Myanmar thế chỗ.