KTĐT - Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), chỉ số giá lương thực tháng 2/2011 đã lên mức 236 điểm, tăng 2,2% so với tháng 1 và là tháng tăng thứ 8 liên tiếp của chỉ số này.
Đặc biệt, chỉ số giá tháng 2 đã vượt mức tăng của năm 2008 - thời điểm bạo loạn bùng phát tại nhiều nơi trên thế giới do giá lương thực tăng cao. Giá ngô kỳ hạn tại
Cùng chung quan điểm trên, Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) nhấn mạnh, "thế giới có thể cần phải quen với các mức giá lương thực cao hơn". Theo tổ chức này, thời tiết khô hạn tại Mỹ và lũ lụt tại châu Á sẽ hạn chế nguồn cung ứng ngô và gạo khiến lượng hàng tồn kho toàn cầu các loại ngũ cốc sẽ giảm 13% vào mùa thu hoạch tiếp theo. Điều này sẽ khiến, các quốc gia ồ ạt tăng nhu cầu nhập khẩu để ổn định thị trường trong nước dẫn đến một cuộc đua cam go về giá để mua đủ số hàng dự trữ. Đặc biệt, Giám đốc Ban thương mại - thị trường của FAO David Hallam đã nhấn mạnh: "giá dầu tăng cao càng làm mọi thứ bấp bênh hơn trong bối cảnh các vụ gieo hạt lớn trên thế giới đang chuẩn bị bắt đầu".
Tình trạng tăng giá lương thực kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ luỵ mà không một quốc gia, một tổ chức quốc tế nào mong muốn. Bài học từ cuộc khủng hoảng lương thực 2008 vẫn còn nóng hổi với những biểu hiện manh nha tại một số quốc gia. Trong bối cảnh đó, FAO cho rằng các quốc gia phát triển nên tập trung hỗ trợ thêm cho các nỗ lực phát triển và cải cách nông nghiệp tại các quốc gia nghèo để họ có thể "tự thân vận động", thay vì dồn đến 80% tài trợ vào các chương trình cứu đói khẩn cấp như hiện nay. FAO cũng kêu gọi các nước, nhất là các nước phát triển, cần xem xét lại các chính sách về lương thực để không làm cho tình hình nghiêm trọng hơn, đặc biệt là kế hoạch sử dụng 37% sản lượng ngô của Mỹ trong năm 2012 để sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol.
Ngân hàng Thế giới (WB) kêu gọi các nước thuộc nhóm G20 cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân của gói đầu tư 22 tỷ đã camkết sau khủng hoảng lương thực toàn cầu 2008. Mục đích của gói tài trợ này là giúp các nước dễ bị tổn thương tăng cường sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, sau 3 năm số tiền đã giải ngân mới chưa đầy 400 triệu USD. Ngoài ra, các nước cần phối hợp hành động nhằm tránh một cuộc đua thu mua làm nhiễu loạn thị trường. Cuối tháng 2 vừa qua, ASEAN và 3 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhất trí thông qua việc thành lập kho dự trữ gạo 787.000 tấn trong thời gian tới. Đây là bước đi nhanh chóng, kịp thời của ASEAN giúp bình ổn giá gạo trong khu vực.