Mở rộng chống tham nhũng sang khu vực ngoài Nhà nướcTheo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp tán thành với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Dự Luật ra khu vực ngoài Nhà nước vì cho rằng trên thực tế, tình hình tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước đã và đang xuất hiện, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh, cản trở hiệu quả của công tác PCTN khu vực Nhà nước. Theo ĐB Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, nếu không mở rộng phạm vi thì khó PCTN. Do đó mở rộng là cần thiết. Tuy nhiên mở rộng đến đâu là vấn đề cần cân nhắc. Bởi nếu vậy nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra quá thì khó làm ăn. Chưa kể hiện nay cơ quan thanh tra đang bị quá tải, nếu mở rộng quá sẽ gây thêm quá tải, có khi phải tăng biên chế trong khi trung ương đang chỉ đạo tinh giản biên chế. ĐB Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) cũng nhìn nhận, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài Nhà nước là phù hợp với xu thế của nhiều nước trên thế giới. Vì vừa qua có việc khối ngoài Nhà nước có quan hệ mật thiết với các cơ quan Nhà nước gây ảnh hưởng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, và tác động đến chính sách của Nhà nước. Cho nên việc mở rộng là phù hợp chưa kể vừa qua có nhiều vụ các tổ chức tín dụng gây thiệt hại cho Nhà nước. Đồng tình với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh, tuy nhiên ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, chỉ nên mở rộng đối với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân có liên quan đến đấu thầu.
Ai kiểm soát tài sản thu nhập?Về vấn đề thẩm quyền kiểm soát tài sản thu nhập, ĐB Trần Hồng Hà, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật bày tỏ băn khoăn với phương án Chính phủ chọn trong Dự Luật là giao cơ quan thanh tra là đầu mối kiểm soát. Theo ĐB, đây là một chính sách mới ảnh hưởng đến chức năng nhiệm vụ. Cơ quan thanh tra đang nhiều việc nếu giao cho cơ quan thanh tra kiểm soát có thể phát sinh thêm biên chế bộ máy. Theo ĐB, giao cho thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản cán bộ tại địa phương từ xã, huyện, cho đến tỉnh là quá lớn. Do đó nên giao cho cơ quan quản lý cán bộ như hiện nay là phù hợp, chẳng qua hiện giờ cơ quan quản lý cán bộ làm chưa làm tốt, bây giờ chỉ cần làm tốt là được vì không ai nắm cán bộ bằng cơ quan quản lý cán bộ. Từ đó ĐB cho rằng, trong tình hình hiện nay nên giao cho người đứng đầu chịu trách nhiệm về kiểm soát tài sản cán bộ do mình quản lý là phù hợp, còn người đứng đầu đã có cơ quan cấp trên của người đứng đầu quản lý. “Như Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh, thành phố đã có Bộ chính trị, Ban Bí thư quản lý. Còn giám đốc sở đã có Chủ tịch tỉnh, thành phố quản lý” - ĐB bày tỏ.ĐB Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bỉnh) cũng phân tích: Người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên với 63 tỉnh rất nhiều, Thanh tra Chính phủ chỉ đi kiểm tra thôi sẽ không có thời gian làm việc khác nữa. Chưa kể thanh tra tỉnh kiểm tra đối với cán bộ cấp huyện, xã thì rất phiền hà do phải tiếp nhận biên bản bàn giao kê khai. Do đó theo ĐB Phương, những đối tượng thuộc Bộ chính trị quản lý như Chủ tịch tỉnh, thành phố thì giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát quản lý, còn thường vụ tỉnh ủy tức là giám đốc, phó giám đốc các sở thì giao thanh tra tỉnh, thành phố kiểm soát, còn cán bộ công chức ngành nào thì giao cho thanh tra ngành đó quản lý. Nếu cán bộ xã, phường cũng phải đưa lên tỉnh xử lý, tỉnh lên trung ương xử lý thì nặng nề, nhiều việc trong khi đang tinh giản biên chế. Vì vậy cần phải xem xét lại.
Đánh thuế hay thu hồi tài sản bất minh?Đó là vấn đề vẫn còn nhiều quan điểm băn khoăn. Theo ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TP Hồ Chí Minh), xử lý tài sản bất minh là điểm mới, là vấn đề lớn của luật này. Nhưng quy định chưa rõ. “Tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được một cách hợp lý. Hợp lý ở đây là như thế nào, rất đáng băn khoăn”, ĐB nêu. Đồng thời đề nghị, cần đánh giá thêm tác động thực tiễn, tính khả thi của vấn đều này nói riêng, của Luật PCTN sửa đổi nói chung.Còn theo ĐB Dương Ngọc Hải (đoàn TP Hồ Chí Minh) cả 2 phương án xử lý tài sản bất minh mà Dự Luật để cập đều không ổn. Vì thực tế, ngoài thu nhập họ có thêm những tài sản khác như được thừa kế, cho tặng, tiết kiệm, thậm chí do tiêu cực mà có nhưng không phải tham nhũng (buôn lậu chẳng hạn). Vì thế, xử lý được là rất khó, bởi trách nhiệm chứng minh tài sản đó là của Nhà nước.Theo một số ĐB, nếu cán bộ, công chức, đảng viên vi phạm về việc không kê khai, kê khai tài sản không trung thực thì ngoài việc bị thu thuế 45% phần tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc, họ tuyệt đối không được hợp thức hóa số tài sản 55% còn lại.ĐB Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hoá) nhận xét: “Đánh thuế 45% tài sản bất minh là biện pháp xử lý nửa vời vì nếu tài sản đã xác định là bất minh thì phải tịch thu chứ sao lại chỉ lấy 45%. Phương án này phá vỡ cả lý luận và thực tiễn. Sao có thể nói tài sản bất minh thì chỉ 45% là do tham nhũng còn lại 55% thì không nên có thể được giữ lại?”.Chia sẻ những quan điểm này, ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre) nhìn nhận, xác định một tài sản là bất minh cần hết sức cân nhắc. Bởi trước hết, việc này thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Phải qua một bản án của toà tuyên bố tài sản của một người là bất minh thì mới tiến hành tịch thu được chứ không thể áp dụng cách thu thuế hay là phạt tiền đều ở mức 45% được. Từ đó ông Phong đề nghị nên nghiên cứu các biện pháp thu hồi thông qua thủ tục tố tụng cho phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp. Vấn đề này mà giải quyết không căn cơ và vô tình là lại hợp thức hoá cho những tài sản bất minh khi có khả năng tài sản do phạm tội mà có lại được giữ 55%. “Phải có tiêu chí cụ thể để xác định tài sản, thu nhập tăng thêm như nào là không hợp lý? để hạn chế việc suy diễn chủ quan của các cơ quan có thẩm quyền. Nên xác định những cơ quan nhất định như thanh tra hay cơ quan chuyên trách kiểm soát tài sản có thẩm quyền này chứ không dễ có biểu hiện loạn xã hội, vì “nếu yêu thì nói tài sản tăng thêm là bình thường, không yêu lại phán đó là bất minh” - ông Phong bày tỏ.Trong khi đó, ĐB Trần Hồng Hà (đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, tài sản tham nhũng bị thu hồi theo quy định của pháp luật, tuy nhiên tài sản chưa chứng minh được nguồn gốc có thể là tài sản hợp pháp và bất hợp pháp. Nhưng biện pháp thu thuế là không ổn vì thu thuế là hợp pháp vì thuế chỉ đánh trên thu nhập hợp pháp. Từ đó, ĐB cho rằng, cần tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản tùy vào tính chất vi phạm. Cơ quan chức năng phát hiện cán bộ có vi phạm về kê khai tài sản thì có thể lập hồ sơ chuyển sang cho tòa án xem xét. Sau đó tòa án ra quyết định xử lý. “Về lâu dài làm sao có quy định chặt chẽ để cán bộ không thể tham nhũng, không dám tham nhũng vì tham nhũng bị xử lý rất nặng, và không cần tham nhũng vì cuộc sống đã quá đầy đủ” - ĐB bày tỏ.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) |