Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Phản ứng của Trung Quốc trước dự luật TikTok của Mỹ

Đông Hùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi-Ngày 14/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin cho biết dự luật TikTok của Mỹ “trái ngược với các nguyên tắc về cạnh tranh công bằng và các quy tắc thương mại quốc tế” và tất nhiên Trung Quốc phản đối.

Nếu dự luật TikTok được thông qua thì ByteDance, công ty mẹ của TikTok trong vòng 6 tháng phải thoái vốn khỏi TikTok
Nếu dự luật TikTok được thông qua thì ByteDance, công ty mẹ của TikTok trong vòng 6 tháng phải thoái vốn khỏi TikTok

Trước đó, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật mang tên Tiktok cấm "các ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát" (viết tắt là FACA) hoạt động ở Mỹ. Lệnh cấm không chỉ áp dụng cho chính ứng dụng mà còn cho App Store và nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ internet. Về cơ bản, dự luật Tiktok  tạo ra một nút chặn mới, ngăn chặn ngay từ khâu phân phối các ứng dụng đến nơi lưu trữ các FACA.

Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật mang tên Tiktok cấm "các ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát". Ảnh CNN.
Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật mang tên Tiktok cấm "các ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát". Ảnh CNN.

Dự luật TikTok

Định nghĩa “do đối thủ nước ngoài kiểm soát”  được hiểu là các đơn vị, công ty được thành lập, hoạt động theo luật pháp của một quốc gia đối thủ nước ngoài của Mỹ (Trung Quốc, Nga, Iran hoặc Triều Tiên); Công ty có nhóm cổ đông sở hữu 20% vốn điều lệ từ một trong những quốc gia đó; Công ty "chịu sự chỉ đạo hoặc kiểm soát của một cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài" từ một trong những quốc gia đó.

Theo các nhà làm luật của Mỹ, bất cứ mạng xã hội nào có hơn 1 triệu người dùng hàng tháng nếu phạm vào 2 điều kiện: Thứ nhất, nó được "kiểm soát bởi một kẻ thù nước ngoài.” Thứ hai, nếu Tổng thống xác định nó "gây ra mối đe dọa đáng kể đối với an ninh quốc gia của Mỹ" đều bị liệt vào danh sách chế tài của FACA. Tất nhiên để xác định thế nào là mối đe dọa an ninh quốc gia theo Đạo luật này, Tổng thống Mỹ phải đưa ra thông báo công khai và báo cáo cho Quốc hội từng phán quyết.

Nếu dự luật TikTok được thông qua thì ByteDance, công ty mẹ của TikTok trong vòng 6 tháng phải thoái vốn khỏi TikTok nếu mạng xã hội này muốn được tồn tại trên đất Mỹ. Tuy nhiên, phía Trung Quốc cho rằng, đây là hành động “bắt nạt” và “cạnh tranh không công bằng” và quốc gia này quyết tâm ngăn chặn dự luật này được ban hành. Sau khi được Hạ viện thông qua, dự luật đã được chuyển lên Thượng viện để xem xét, phê duyệt trước khi Tổng thống Mỹ ký lệnh cấm. Tuy nhiên, hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy dự luật sẽ được ủng hộ bởi tính phức tạp đa chiều của lợi ích kinh tế các bên.

Theo luật pháp Mỹ, Bộ trưởng Tư pháp Garland là người chịu trách nhiệm đưa ra phán quyết rằng một ứng dụng, dự án hay công ty nào hoạt động trên đất Mỹ "chịu sự chỉ đạo của một cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài" để làm cơ sở cho Tổng thống Mỹ uyên bố đó là FACA. Ông Garland có quyền điều tra các vi phạm tiềm ẩn và có thể ban hành các biện pháp cưỡng chế tại tòa án liên bang (cấp quận).

ình phạt vi phạm là 5.000 USD/một người dùng nhưng lại chỉ áp dụng cho nhà cung cấp dịch vụ, miễn truy cứu cho người sử dụng.
ình phạt vi phạm là 5.000 USD/một người dùng nhưng lại chỉ áp dụng cho nhà cung cấp dịch vụ, miễn truy cứu cho người sử dụng.

Hình phạt vi phạm là 5.000 USD/một người dùng nhưng lại chỉ áp dụng cho nhà cung cấp dịch vụ, miễn truy cứu cho người sử dụng. Ví dụ, Apple có thể phải chịu mức phạt 50 tỷ nếu tất cả 10 triệu người dùng TikTok ở Mỹ truy cập ứng dụng này thông qua app của Apple. Tất nhiên, công ty này có thể khởi kiện các quyết định đó tại Tòa án liên bang.

Không đơn giản để thông qua

Giới am hiểu công nghệ thông tin và luật pháp quốc tế cho biết đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này được phía Mỹ nêu ra. Năm ngoái, Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ (CFIUS) cũng đã yêu cầu ByteDance thoái vốn khỏi TikTok hoặc phải đối mặt với lệnh cấm hoạt động trên đất Mỹ.

Vào thời điểm đó, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc Shu Jueting đã họp báo kiên quyết phản đối động thái của Mỹ nhằm bắt buộc bán TikTok. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc việc thoái vốn hoặc bán TikTok thực chất có nghĩa là xuất khẩu công nghệ, vốn phải trải qua các thủ tục cấp phép hành chính khá phức tạp.

Những người am hiểu TikTok đều phải thừa nhận thuật toán của TikTok thực sự “thông minh”, hấp dẫn giới trẻ, biết cách để giữ chân người dùng. Khi TikTok chuyển sang kinh doanh thương mại điện tử đã đặt ra thách thức nghiêm trọng cho các đối thủ như Meta (công ty mẹ của Facebook) và Snap.

TikTok tại thị trường Mỹ có thể đạt con số trên 60 tỷ USD.
TikTok tại thị trường Mỹ có thể đạt con số trên 60 tỷ USD.

Theo đánh giá của Sensor Tower, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Mỹ thì TikTok là ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất tại Mỹ trong năm 2023. Tại Việt Nam, mục tiêu doanh thu TikTok Shop năm 2024 là 200 nghìn tỷ đồng, củng cố vững chắc vị trí thứ 2 về thị phần doanh thu đối với lĩnh vực thương mại điện tử.

Angelo Zino, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc phân tích vốn chủ sở hữu cao cấp tại CFRA Research (Mỹ) nhận định, doanh thu kinh doanh của TikTok tại thị trường Mỹ có thể đạt con số trên 60 tỷ USD. Vì thế việc yêu cầu bán TikTok tại Mỹ sẽ không hề đơn giản chút nào, sẽ kéo dài trong nhiều tháng. Nhiều khả năng Chính phủ Trung Quốc sẽ không phê duyệt thương vụ này bất chấp lệnh cấm của Mỹ và sẵn sàng các phương án trả đũa.