Du khách vô tư dùng bút xóa lên công trình chuông Nhà Thái Học (Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám). Ảnh: Chi Mai |
Vi phạm tràn lanTrong khi lực lượng chức năng của Nhật Bản đang mở cuộc điều tra truy tìm thủ phạm vẽ bậy lên di tích thành cổ Yonago, nhìn lại thực trạng tại Việt Nam cho thấy, hành vi viết bậy, phá hoại di tích xuất hiện ở rất nhiều địa phương từ nhiều năm nay. Đơn cử, tượng đài Thánh Gióng trên đỉnh núi đá Chồng (Sóc Sơn, Hà Nội) - một trong những công trình trọng điểm kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã bị bôi bẩn lem luốc ngay sau lễ Khai hội đền Sóc 2011.
Tại Italia, tòa án nước này đặc biệt nghiêm khắc với những hành động phá hoại ở đấu trường La Mã. Năm 2016, mức phạt 20.000 Euro dành cho một du khách Nga viết chữ "K" lên những cây cột tại đây. Năm 2017, một phụ nữ Pháp cũng bị cảnh sát bắt vì viết tên mình lên một trong những cây cột tại đấu trường La Mã. |
Sau lưng tượng đài Đức Thánh Gióng hay trên các phiến đá được khắc chữ Nho đề tên Đức Thánh Phù Đổng Thiên Vương hiện lên chi chít những dòng chữ được viết bằng bút xóa, thậm chí được khắc, mài trực tiếp lên thân tượng với nội dung thiếu văn hóa khiến bất cứ ai chứng kiến cũng phải bức xúc, xót xa. Không riêng tượng đài Thánh Gióng, chuông Nhà Thái Học trong khuôn viên khu Nhà Thái Học tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) cũng bị khắc tên, viết bậy bằng bút xóa. Khi trích xuất camera, Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng khó lòng xác định danh tính người vẽ bậy. Hậu quả là sau khi phát hiện sự việc, trung tâm đã phải mời các chuyên gia cùng đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm thức trắng đêm xóa nét vẽ. Chuông Nhà Thái Học còn có cơ hội phục hồi sau vi phạm, còn tại Cột cờ Hà Nội hay còn gọi là Kỳ đài Hà Nội, là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia gần như không có cơ hội khắc phục. Tên nước ngoài mới được khắc lên cùng tên người Việt, nham nhở, xấu xí cả công trình.Xử lý còn nhẹ tayMột trong những quy định trong Quy tắc ứng xử nơi công cộng mà UBND TP Hà Nội ban hành có quy định điều không được làm là hành động vẽ bậy, phá hoại di tích. Cục trưởng Cục Di sản (Bộ VHTT&DL) Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh, Luật Di sản năm 2013, Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn hoặc làm ô uế di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật. Cùng với Nghị định 158 là Bộ Quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch nhằm định hướng và nhắc nhở du khách những điều nên - không nên làm khi đặt chân đến mỗi địa danh, trong đó có quy tắc không phá hoại cảnh quan, môi trường khi đi du lịch. Thế nhưng, trao đổi về tình trạng này, lãnh đạo Thanh tra Sở VH&TT ở một địa phương cho biết, lực lượng quản lý mỏng, di tích dày đặc nên rất khó kiểm soát. Việc truy tìm đối tượng viết, vẽ, khắc lên di tích không khác gì “mò kim đáy bể” bởi hiện đang còn thiếu phương tiện thiết bị giám sát. Khi được hỏi, từ trước đến nay đơn vị đã “bắt quả tang” hay “phạt nguội” được đối tượng nào chưa thì phóng viên nhận được câu trả lời “cái đó cần phải kiểm tra lại”.Ở Hà Nội cũng vậy, lâu nay du khách cứ vẽ bậy vào di tích và đơn vị quản lý lại ra sức đi xóa các hình vẽ vi phạm này. Không tìm ra thủ phạm, không có ai bị xử phạt nên hơn 10 năm nay sự việc thường xuyên tái diễn. Trong khi đó, nhìn ra các nước, Thái Lan từng kết án 10 năm tù cho 1 người Canada và 1 người Anh vì đã vẽ bậy lên bức tường cổ ở Chiang Mai. Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cũng nên có hình phạt đủ mạnh để ngăn chặn hành vi phá hoại di sản.