Chủ trương mới này của Giáo hội nhận được các ý kiến ủng hộ và nhưng không ít ý kiến trái chiều. Nhiều ý kiến cho rằng việc làm này dễ tiếp tay cho tình trạng thương mại hóa tín ngưỡng.
Thay đổi văn hóa công đứcNgay sau khi 12 chùa, trong đó có Yên Tử, Phúc Khánh, Phật Tích, Đại Tuệ… đăng tải thông tin nhận đăng ký cúng dường online và phát tâm qua ví điện tử dư luận xôn xao đây là hình thức giả mạo. Tuy nhiên GHPGVN đã xác minh Giáo hội thông qua mạng xã hội (Butta) mở cổng đăng ký cầu an online, tiếp nhận đăng ký của bà con phật tử. Cùng với lễ cầu an trực tuyến, mọi người thường phát tâm công đức qua ứng dụng ví điện MoMo. Trên thực tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ để dành cho các phật tử phát tâm liên quan đến việc cúng dường, cầu an và các đại lễ online, mà tại 12 chùa Giáo hội đã thử nghiệm cung cấp các mã QR để các phật tử ủng hộ.
Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự GHPGVN nhấn mạnh: Mục đích của chủ trương này trước hết để tránh tập trung đông người đến chùa, thứ 2 là thay đổi thói quen và văn hóa công đức của người dân, đó là ứng dụng sẽ khắc phục hiện tượng gài tiền lẻ lên tay Phật, minh bạch hóa nguồn tiền công đức.
“Mặc dù thay đổi tư duy cũ là vô cùng khó khăn, nhưng Giáo hội vẫn muốn đặt vấn đề thử nghiệm, xong sau đó lắng nghe ý kiến góp ý để triển khai một cách bài bản hơn nữa” - Thượng tọa Thích Đức Thiện bày tỏ. Thực tế từ năm 2020, Giáo hội đã thành lập Trung tâm điều hành điện tử, kết hợp với trung tâm ở nhiều tỉnh, thành để kết nối trực tuyến. Một trong những mục tiêu trong nhiệm kỳ tới của Giáo hội là ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.Thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡngSau khi nhận được thông tin này của Giáo hội, một số ý kiến cho rằng Giáo hội vô tình giúp các nhà chùa tận thu nguồn công đức, chưa kể nhận tiền qua ví điện tử cũng tạo ra cảm giác thương mại hóa tâm linh. Không đồng quan điểm với các ý kiến trên, PGS.TS Chu Văn Tuấn - Viện Trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo cho rằng, các phán xét kia mới chỉ là một chiều. Cách làm này của Giáo hội đang thỏa mãn cả 2, cả nhà chùa và các phật tử. Bởi vì, đối với nhiều phật tử công đức là việc quan trọng, thường xuyên thực hành. Nhưng nay vì điều kiện dịch bệnh nên không thể đến chùa, không thể đóng góp thì việc phát tâm qua kênh online cũng là một hình thức hợp lý, phù hợp với thời đại số hóa.Ủng hộ hình thức thí điểm này, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ lý giải chủ trương của nhà Giáo hội gặp phải một số ý kiến phản ứng bởi vì cùng lúc đưa ra 2 hình thức cúng online và nhận phát tâm qua ví điện tử. Trong khi nhiều người vẫn nghĩ đến chùa làm lễ mới thiêng, thì nay vì điều kiện dịch bệnh nên tổ chức cúng online đã khiến nhiều phật tử băn khoăn có giảm tính thiêng.
TS Bùi Hoài Sơn – Viện Trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phân tích: Thực tế chúng ta đang sống trong bối cảnh xã hội số, chúng ta đang là những công dân số, và chúng ta cũng đang thực hành văn hoá số. Thực hành tôn giáo hay bất cứ một thực hành xã hội nào khác cũng không thể tách mình ra khỏi bối cảnh xã hội này. Chính vì vậy, việc cúng dường online, không sớm thì muộn, chắc chắn sẽ xuất hiện. Dịch bệnh Covid-19 chỉ khiến cho hoạt động này đến sớm hơn.Bày tỏ quan điểm về việc phát tâm online, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng: “Theo tôi, hình thức cúng dường và thanh toán online đã được thực hiện rải rác trong thời gian qua. Rất nhiều phật tử vì không có điều kiện về chùa đã gửi cho chùa một khoản kinh phí để công đức”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cũng phân tích, sự phát triển của tín ngưỡng hay tôn giáo nó luôn luôn đi cùng và nương tựa vào sự phát triển của thực tế, đặc biệt của khoa học kỹ thuật.
Trong điều kiện hiện nay, Giáo hội có thể thí điểm trong mùa Xuân này, sau đó rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đặc biệt nhấn mạnh áp dụng công nghệ dễ phát sinh hiện tượng mạng giả, chiêu thức lợi dụng lừa đảo Nhân dân; trách nhiệm của Giáo hội là liên kết với các cơ quan chức năng để ngăn chặn vấn đề này.