Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Phố Wall mất điểm mạnh

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tại Mỹ, chốt ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 117,53 điểm (-0,95%) xuống 12.263,58 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 10,30 điểm (-0,78%) xuống 1.314,16 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 26,72 điểm (-0,96%) xuống 2.744,79 điểm.

KTĐT - Tại Mỹ, chốt ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 117,53 điểm (-0,95%) xuống 12.263,58 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 10,30 điểm (-0,78%) xuống 1.314,16 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 26,72 điểm (-0,96%) xuống 2.744,79 điểm.

Một loạt yếu tố bất lợi đã nhấn chìm chứng khoán toàn cầu trong phiên giao dịch ngày 12/4. Các sàn châu Âu và châu Á có mức giảm điểm mạnh nhất, trên 1%.

Tại Mỹ, chốt ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 117,53 điểm (-0,95%) xuống 12.263,58 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 10,30 điểm (-0,78%) xuống 1.314,16 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 26,72 điểm (-0,96%) xuống 2.744,79 điểm.

Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,53 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu năm 2010. Trên sàn New York, cứ 11 mã hạ điểm thì có 4 mã lên điểm, còn ở sàn Nasdaq, tỷ lệ này là 10/3.

Nỗi lo giá dầu sụt giảm có thể tạo ra một sự đảo lộn trong khu vực năng lượng đang tăng trưởng mạnh, trong khi doanh thu của tập đoàn nhôm Alcoa thấp hơn kỳ vọng của giới phân tích là những nguyên nhân chính khiến thị trường Mỹ đi xuống.

Nhóm cổ phiếu năng lượng dẫn đầu trong số các mã giảm điểm thuộc chỉ số S&P 500, với chỉ số S&P năng lượng tuột dốc tới 3%. Các chiến lược gia lo ngại, đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu năng lượng vừa qua là quá nóng.

Trong ngày, giá dầu thô ngọt nhẹ rớt ngày thứ hai liên tiếp, sau khi ngân hàng Goldman Sachs dự báo dầu thô Brent Biển Bắc có thể tuột khoảng 20 USD/thùng trong vài tháng tới. Thêm vào đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng nhận định, giá dầu cao có thể làm hạn chế nhu cầu tiêu thụ.

Tình hình nóng bỏng tại khu vực "rốn dầu" Trung Đông, Bắc Phi đã khiến dầu tăng giá mạnh thời gian qua. Chỉ số S&P năng lượng đã tăng tới 11,1% trong năm 2011, vượt xa mức tăng trung bình 4,5% của chỉ số S&P 500.

Một thông tin khác cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chứng khoán Mỹ, là việc Nhật Bản nâng mức cảnh báo phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 lên mức cao nhất trong thang INES, ngang với thảm họa Chernobyl năm 1986.

Tương tự thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu giảm điểm nhưng mức giảm mạnh hơn. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,47% xuống 5.964,47 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 1,54% xuống 3.976,60 điểm và chỉ số DAX của Đức hạ 1,42% xuống 7.102,91 điểm.

Các sàn chứng khoán châu Á cũng đỏ lửa trong phiên giao dịch 12/4, sau khi Nhật Bản nâng mức cảnh báo phóng xạ lên ngang thảm họa Chernobyl năm 1986 và việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay sẽ chậm lại do những nguy cơ mới đang nổi lên.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản rớt mạnh nhất khu vực, với 1,69%. Kế đến là chỉ số Taiex của Đài Loan, hạ 1,66%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,55%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,34%. Chỉ số Shanghai Composite giảm nhẹ nhất, với 0,05%.