Phong tục ngày đầu năm mới tại các nước châu Á

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phong tục ngày đầu năm mới ở các nước châu Á vô cùng đa dạng và mang những ý nghĩa, bản sắc văn hóa riêng.

Người Hàn Quốc mặc Hanbok và chơi trò chơi dân gian trong dịp tết Nguyên Đán.
Người Hàn Quốc mặc Hanbok và chơi trò chơi dân gian trong dịp tết Nguyên Đán.

Hàn Quốc: Chơi trò chơi dân gian, diện Hanbok

Tết Nguyên Đán ở Hàn Quốc kéo dài 3 ngày. Dịp lễ này thường kéo dài trong vòng 3 ngày tính từ ngày giao thừa, mùng 1 và mùng 2. Trong 3 ngày Tết, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian. Vào ngày Tết, trước cửa nhà của người Hàn Quốc còn có một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok-jo-ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm.

Người Hàn Quốc thực hiện nghi thức thờ cúng tổ tiên, đó là một nghi lễ bày biện hoa quả, các loại đồ ăn lên bàn thờ để tỏ sự tôn kính với tổ tiên và cầu cho năm mới hạnh phúc, bình an. Vào ngày Tết, người dân Hàn Quốc sẽ diện trang phục truyền thống Hanbok. Không giống như các nước khác, những người lớn ở Hàn Quốc sẽ tặng trẻ em những chiếc chiếc túi lụa đựng tiền.

Singapore: Tặng cam Mandarin

Rất nhiều màu đỏ được trang trí khắp mọi nhà và trên mọi nẻo đường tại Singapore vào dịp Tết Nguyên Đán. Họ trồng cây quất trước cửa nhà vì quả trông giống như vàng và tượng trưng cho tài lộc. Ngoài ra các loại hoa quả có màu vàng khác cũng được người Singapore rất ưa chuộng vì biểu trưng cho tài lộc và rước vàng về nhà. Cây quất mang tài lộc, thịnh vượng vào nhà theo quan niệm của người Singapore.

Quang cảnh Singapore cận tết. 
Quang cảnh Singapore cận tết. 

Vào ngày đầu năm, người Singapore sẽ đến thăm nhau và sẽ tặng nhau những cặp cam Mandarin được đựng trong các thùng giấy. Theo quan niệm của người Trung Quốc thì chỉ nên tặng một cặp, hoặc ít hơn, tặng hai cặp được coi là điều cấm kị. Hàng năm, trung tâm thành phố Singapore tổ chức lễ hội Chingay Parade, lễ hội có rất nhiều hoạt động, nhảy múa và bắn pháo hoa.

Vào cuối Tết Nguyên Đán, một buổi lễ cuối cùng được tổ chức tại River Hongbao. Triển lãm ngoài trời này có các màn trình diễn, pháo hoa và những chiếc đèn lồng lớn, đẹp mắt.

Múa lân ở Malaysia

Điều đặc biệt ở Malaysia là sẽ có "nhà mở" (tiệc ngoài trời). Khi đại dịch chưa diễn ra, vào dịp Tết Nguyên đán, cộng đồng người gốc Hoa ở Malaysia thường tụ tập để chào đón năm mới ở "nhà mở", cùng nhau tiệc tùng và đốt pháo bông.

Khu Phố Tàu những này Tết rực rỡ màu sắc lễ hội. Ở Malaysia, vào dịp Tết Nguyên đán người gốc Hoa không chỉ đốt pháo hoa, múa lân mà còn đến các ngôi chùa để cầu nguyện. Trên đảo Penang, các ngôi chùa luôn sáng đèn vào dịp Tết Nguyên đán tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời.

Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc không thể thiếu mỳ trường thọ

Người Trung Quốc ăn mỳ trường thọ vào dịp đầu năm. Những người lớn sẽ tặng trẻ em những phong bao lì xì đỏ chứa đầy tiền. Số tiền thường kết thúc bằng 8 hoặc 6 vì đây là những từ đồng âm với "phát lộc" và "suôn sẻ". Người lớn thì tặng nhau trà, rượu, bánh kẹo, trái cây. Vào dịp này người ta sẽ đốt pháo, họ quan niệm đốt pháo để xua đuổi tà ma. Ngoài ra họ còn múa lân và rồng khắp mọi nơi.

Triều Tiên, Mông Cổ có nghi lễ đặc biệt

Cũng giống như những nước châu Á khác, trong những ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên cũng có những nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên của mình. Sau nghi lễ chúc phúc năm mới, trẻ con ùa ra đường chơi cùng nhau, bé trai chơi thả diều và chơi quay; các bé gái thì chơi bập bênh hoặc nhảy dây. Còn ở trong nhà, người lớn sẽ chơi bài hoặc các trò chơi cổ truyền của người Triều Tiên. Tết năm mới ở Triều Tiên là thời gian để mọi người sum họp quây quần bên gia đình.

Trước giao thừa, những người nam giới ở Mông Cổ sẽ thực hiện một nghi lễ quan trọng là lên một ngọn đồi hay núi gần đó để cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện, mỗi người chọn một hướng đi mà theo tử vi là hợp với họ để xuất hành. Việc xuất hành đầu năm này được cho là sẽ mang lại may mắn cho mọi người.Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Sau đó, họ cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần