Thành công, thành công, đại thành công”. Và với những người đã gắn bó với quận Cầu Giấy, đây chính là một trong những tư tưởng mang tính quyết định tạo nên sự “thay da, đổi thịt” của quận Cầu Giấy trong hành trình 20 xây dựng và phát triển (1/9/1997 - 1/9/2017).
Vượt khó đi lên
Ngày 22/11/1996, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký ban hành Nghị định số 74/CP thành lập quận Cầu Giấy (chính thức đi vào hoạt động ngày 1/9/1997) trên cơ sở 4 thị trấn và 3 xã tách ra từ huyện Từ Liêm. Tại thời điểm đó, so với quận Thanh Xuân - đơn vị “khai sinh” cùng một ngày nói riêng và các quận cũ của Hà Nội nói chung, quận Cầu Giấy có xuất phát điểm thấp hơn rất nhiều. Ngày đó, cả quận có 8,29 vạn nhân khẩu, tổng giá trị sản xuất công, nông nghiệp đạt gần 38 tỷ đồng, tổng thu ngân sách khoảng 35 tỷ đồng (năm 1998)… Thậm chí, khi mới thành lập, cả quận chỉ có một tuyến đường được trải nhựa, còn lại phần lớn là những tuyến đường đất, chưa được kiên cố.
Tuy nhiên, sau 20 năm, vượt qua những khó khăn thủa ban đầu, Cầu Giấy đã trở thành một trong những quận, huyện thuộc tốp đầu của TP trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, đến thời điểm này, tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước đạt 7.982,487 tỷ đồng, tổng thu ngân sách đạt hơn 6.200 tỷ đồng (năm 2016)… Cùng với đó, với chủ trương đầu tư phát triển hạ tầng hướng đến sự bền vững, những con đường đất, tạm bợ đã được thay thế bằng những tuyến đường khang trang, hiện đại đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội, đặc biệt với văn hóa, giáo dục cũng được quận Cầu Giấy đặc biệt quan tâm. Cụ thể, trong 20 năm, quận Cầu Giấy đã đầu tư xây dựng 362 thiết chế văn hóa, trong đó có 139 nhà họp tổ dân phố, 20 bể bơi, 82 sân chơi cho trẻ em tại các khu dân cư. Đặc biệt, thông qua công tác xã hội hóa, quận đã đầu tư hơn 13 tỷ đồng vào xây dựng, lắp đặt các trang thiết bị đồ chơi tại 2 công viên gồm Cầu Giấy và Nghĩa Đô, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trên địa bàn.
Lấy người dân làm trung tâm phát triển
Đề cập đến những kết quả đã đạt được trong hành trình 20 xây dựng và phát triển, Chủ tịch quận UBND quận Cầu Giấy Dương Cao Thanh cho rằng, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, UBND TP Hà Nội, của các thế hệ lãnh đạo, còn có sự đóng góp vô cùng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức xã hội trên địa bàn quận nói riêng và TP nói chung. “Sự ủng hộ nhiệt thành của các tầng lớp Nhân dân là tiền đề, động lực vô cùng to lớn để Đảng bộ, chính quyền quận đưa các chủ trương, chính sách vào cuộc sống, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước, TP giao phó. Qua đó, từng bước đưa quận Cầu Giấy ngày càng phát triển, đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của người dân” – ông Thanh nhấn mạnh.
Để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra, lãnh đạo quận Cầu Giấy khẳng định, trong thời gian tới, Đảng bộ quận tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo cơ cấu dịch vụ - thương mại và công nghiệp - xây dựng. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng hướng đến sự phát triển bền vững, gắn với bảo vệ tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường. Đồng thời, quận tiếp tục tích cực chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và đoàn thể Nhân dân các cấp trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quận trong thời kỳ mới, hướng đến sự phát triển bền vững, sự hài lòng của đại đa số người dân.