Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quảng Bình: Ngư dân tu sửa tàu thuyền, vươn khơi mùa biển mới

Bùi Đức
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Sau Tết Nguyên đán, ngư dân Quảng Bình lại tất bật tu sửa, sơn tàu thuyền để chuẩn bị ra khơi đánh bắt, kỳ vọng một năm mới với vụ mùa bội thu.

Những ngày này, tại xã biển Cảnh Dương (Quảng Trạch - Quảng Bình), hàng chục lao động đang tất bật tu sửa, sơn mới tàu thuyền để bắt đầu vào mùa biển mới sau thời gian dài neo đậu để nghỉ Tết Nguyên đán. Ngư dân kỳ vọng, tàu thuyền sơn sửa mới sẽ mang lại nhiều điều mới mẻ, may mắn cho những chuyến đánh bắt xa bờ.
Những ngày này, tại xã biển Cảnh Dương (Quảng Trạch - Quảng Bình), hàng chục lao động đang tất bật tu sửa, sơn mới tàu thuyền để bắt đầu vào mùa biển mới sau thời gian dài neo đậu để nghỉ Tết Nguyên đán. Ngư dân kỳ vọng, tàu thuyền sơn sửa mới sẽ mang lại nhiều điều mới mẻ, may mắn cho những chuyến đánh bắt xa bờ.
Thông thường, ngư dân sẽ sửa sang tàu thuyền vào thời điểm trước Tết Nguyên đán để đón năm mới. Tuy nhiên, phần lớn ngư dân đều chọn sau Tết vì bận rộn công việc, thiếu hụt nhân công và hơn hết nếu tu sửa sớm sẽ khó làm thêm vài chuyến biển để trang trải trong dịp cận Tết.
Thông thường, ngư dân sẽ sửa sang tàu thuyền vào thời điểm trước Tết Nguyên đán để đón năm mới. Tuy nhiên, phần lớn ngư dân đều chọn sau Tết vì bận rộn công việc, thiếu hụt nhân công và hơn hết nếu tu sửa sớm sẽ khó làm thêm vài chuyến biển để trang trải trong dịp cận Tết.
Các loại tàu, thuyền được tu sửa đều là những tàu có công suất lớn, mỗi chuyến đi kéo dài hàng chục ngày. Chính vì thế đòi hỏi ngư dân phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để thay “áo mới” cho con tàu.
Các loại tàu, thuyền được tu sửa đều là những tàu có công suất lớn, mỗi chuyến đi kéo dài hàng chục ngày. Chính vì thế đòi hỏi ngư dân phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để thay “áo mới” cho con tàu.
Sau 1 năm ròng rã vươn khơi bám biển, tàu, thuyền xuống cấp vì sóng to, gió lớn giữa đại dương. Trước và sau Tết Nguyên đán, ngư dân mới có thời gian đưa phương tiện lên bờ tân trang, chuẩn bị cho vụ mùa mới.
Sau 1 năm ròng rã vươn khơi bám biển, tàu, thuyền xuống cấp vì sóng to, gió lớn giữa đại dương. Trước và sau Tết Nguyên đán, ngư dân mới có thời gian đưa phương tiện lên bờ tân trang, chuẩn bị cho vụ mùa mới.
Chi phí để tu bổ, sơn sửa lại tàu cá rơi vào khoảng vài triệu đồng nhưng với những tàu cá cần phải “đại tu” thì lên đến hàng chục triệu.
Chi phí để tu bổ, sơn sửa lại tàu cá rơi vào khoảng vài triệu đồng nhưng với những tàu cá cần phải “đại tu” thì lên đến hàng chục triệu.
Thông thường, ngư dân sẽ tiến hành làm vệ sinh, cọ rửa bụi bẩn, cạy hàu bám trên thân tàu, chân vịt. Sau đó mới dùng sơn làm mới lại toàn bộ phần vỏ, số hiệu con tàu.
Thông thường, ngư dân sẽ tiến hành làm vệ sinh, cọ rửa bụi bẩn, cạy hàu bám trên thân tàu, chân vịt. Sau đó mới dùng sơn làm mới lại toàn bộ phần vỏ, số hiệu con tàu.
Với các gia đình có nhiều lao động, mọi người sẽ chủ động làm vệ sinh tàu, thuyền. Nhưng đa phần ngư dân đều phải thuê nhân công làm việc, chi phí để làm vệ sinh một con tàu rơi vào khoảng từ 700.000 – 1.000.000 đồng, mang lại thu nhập cho nhiều lao động địa phương.
Với các gia đình có nhiều lao động, mọi người sẽ chủ động làm vệ sinh tàu, thuyền. Nhưng đa phần ngư dân đều phải thuê nhân công làm việc, chi phí để làm vệ sinh một con tàu rơi vào khoảng từ 700.000 – 1.000.000 đồng, mang lại thu nhập cho nhiều lao động địa phương.
Chị Nguyễn Thị Hương (xã Cảnh Dương) cho biết: “Mỗi năm, vào thời điểm này, chúng tôi lại tất bật với công việc vệ sinh tàu, thuyền. Tùy thuộc vào khối lượng con tàu mà sẽ có giá thành khác nhau. Nhóm chúng tôi có 5 đến 7 người, sẽ nhận lại công việc từ chủ tàu, sau đó phân chia nhau làm việc. Mỗi ngày, có thể làm từ 2 đến 3 chiếc, đem lại thu nhập tương đối khá để trang trải cuộc sống”.
Chị Nguyễn Thị Hương (xã Cảnh Dương) cho biết: “Mỗi năm, vào thời điểm này, chúng tôi lại tất bật với công việc vệ sinh tàu, thuyền. Tùy thuộc vào khối lượng con tàu mà sẽ có giá thành khác nhau. Nhóm chúng tôi có 5 đến 7 người, sẽ nhận lại công việc từ chủ tàu, sau đó phân chia nhau làm việc. Mỗi ngày, có thể làm từ 2 đến 3 chiếc, đem lại thu nhập tương đối khá để trang trải cuộc sống”.
Anh Đồng Khánh Thành (chủ tàu cá tại xã Cảnh Dương) chia sẻ, việc tu sửa, sơn mới để con tàu trở nên mới mẻ hơn, đẹp hơn, kỳ vọng một năm mới thuận buồm xuôi gió, vụ mùa bội thu.
Anh Đồng Khánh Thành (chủ tàu cá tại xã Cảnh Dương) chia sẻ, việc tu sửa, sơn mới để con tàu trở nên mới mẻ hơn, đẹp hơn, kỳ vọng một năm mới thuận buồm xuôi gió, vụ mùa bội thu.
Sau Tết Nguyên đán, tàu thuyền sẽ tổ chức lễ ra quân đánh bắt hải sản. Những con tàu được tu sửa, sơn mới sẽ nối đua nhau ra khơi và mùa biển mới chính thức bắt đầu.
Sau Tết Nguyên đán, tàu thuyền sẽ tổ chức lễ ra quân đánh bắt hải sản. Những con tàu được tu sửa, sơn mới sẽ nối đua nhau ra khơi và mùa biển mới chính thức bắt đầu.