Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thi tìm hiểu pháp luật về định danh điện tửvà dịch vụ công trực tuyến:

Sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Thái Hồng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến” trên địa bàn TP Hà Nội được đánh giá sáng tạo trong phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo sân chơi pháp lý bổ ích phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay.

Hơn 1,5 triệu người tham gia thi tìm hiểu pháp luật

Ban Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến” trên địa bàn TP Hà Nội đã có báo cáo tổng kết cuộc thi. Theo đó, cuộc thi với mục đích tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật về định danh điện tử, dịch vụ công trực tuyến.Từ đó, tạo đồng thuận để người dân tích cực tham gia, sử dụng ứng dụng VNeID, dịch vụ công trực tuyến trong các giao dịch hàng ngày, nhằm giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cư trú trên địa bàn TP nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật về định danh điện tử, dịch vụ công trực tuyến của cán bộ, công chức, viên chức và người dân.

Ban Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến”quận Thanh Xuân trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt giải. Ảnh: Thái San
Ban Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến”quận Thanh Xuân trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt giải. Ảnh: Thái San

Căn cứ kế hoạch tổ chức cuộc thi của TP, các cấp, các ngành đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kế hoạch, thể lệ, câu hỏi cuộc thi và các văn bản pháp luật có liên quan đến cuộc thi.

Kết thúc cuộc thi 24 giờ ngày 1/9/2023, toàn TP Hà Nội đã có 1.512.991 người dự thi chính thức. Trong đó: Khối Sở, ban, ngành TP có 58.462 người dự thi chính thức; Khối quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP có 1.454.529 người dự thi chính thức. Bài dự thi của người từ đủ 18 tuổi trở lên là 1.356.173 bài; bài dự thi của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi là 156.818 bài.

Các đơn vị có số lượng người dự thi đông: Khối sở, ban, ngành: Sở GD&ĐT (8.858 người dự thi), Công an TP (4.008 người dự thi); Sở Y tế (3.963 người dự thi), Sở LĐTB&XH (1.971 người dự thi); Sở Xây dựng (1.443 người dự thi); Bộ Tư lệnh Thủ đô (899 người dự thi); BHXH TP (893 người dự thi); Sở VH&TT (803 người dự thi)...

Khối quận, huyện, thị xã: Huyện Hoài Đức (255.119 người dự thi); Huyện Đông Anh (231.895 người dự thi); Quận Cầu Giấy (212. 887 người dự thi); Quận Thanh Xuân (103.439 người dự thi); Quận Bắc Từ Liêm (93.233 người dự thi); Quận Tây Hồ (63.612 người dự thi), Quận Hoàn Kiếm (59.651 người dự thi); Thị xã Sơn Tây (45.996 người dự thi); Huyện Ứng Hòa (42.410 người dự thi); Quận Hoàng Mai (39.601 người dự thi)...

Tạo thành phong trào sôi nổi tìm hiểu pháp luật

Theo Ban tổ chức cuộc thi, đây là cuộc thi trực tuyến trên địa bàn TP Hà Nội thu hút nhiều nhất số lượng người tham gia từ trước tới nay, tạo thành phong trào sôi nổi tìm hiểu và là cuộc vận động lớn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn Thủ đô tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và công dân số của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Cuộc thi luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời sát sao của lãnh đạo UBND TP Hà Nội và sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã. Được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ TP đến cơ sở, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tích cực.

Nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sinh viên, học sinh và Nhân dân với số lượng người tham gia dự thi lớn nhất từ trước đến nay (1.512.991 bài thi), đã thực sự tạo thành một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, một cuộc vận động lớn trong xã hội trong phong trào tìm hiểu kiến thức pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến kết hợp với việc cài đặt tài khoản định danh điện tử tới người dân trên địa bàn Thủ đô.

Cuộc thi tiếp tục thể hiện sự sáng tạo, bứt phá trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo một sân chơi pháp lý lành mạnh, bổ ích phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay.

Các ngành, các cấp TP đã quan tâm tổ chức nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về cuộc thi đến đông đảo cán bộ và Nhân dân. 100% các quận, huyện, thị xã đã tích cực tham gia cuộc thi. Nhiều quận, huyện, thị xã đã tổ chức tổng kết, trao giải thưởng cuộc thi tại đơn vị mình nhằm động viên khuyến khích sự tham gia của người dân trên địa bàn.