Tại Việt Nam đã xuất hiện các sàn TMĐT như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi... mà tốc độ tăng trưởng của các trang này rất cao, trong đó hoạt động TMĐT xuyên biên giới cũng có xu hướng tăng nhanh.
Ảnh minh họa |
Bộ Tài chính cho rằng, hoạt động TMĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang chịu sự quản lý của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2013 thì việc quản lý hoạt động TMĐT nói chung được Chính phủ giao Bộ Công Thương là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, Bộ Công Thương sẽ quản lý cấp phép cho các sàn TMĐT, còn Bộ Tài chính quản lý thuế xuất nhập khẩu và kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu qua con đường TMĐT.
Mục tiêu của Đề án là đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm: Đảm bảo việc quản lý toàn diện của nhà nước trong lĩnh vực TMĐT.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định pháp luật tránh lợi dụng hoạt động TMĐT để trốn thuế, vi phạm các chính sách mặt hàng, sở hữu trí tuệ, xuất xứ, vận chuyển hàng cấm vào Việt Nam và ngược lại.
Đối tượng điều chỉnh của Đề án gồm: cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động TMĐT (cơ quan hải quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý hoạt động TMĐT); người mua hàng (tổ chức, cá nhân); người bán hàng; chủ các sàn giao dịch TMĐT; các doanh nghiệp thực hiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; doanh nghiệp là đại lý cho các sàn giao dịch TMĐT; website TMĐT bán hàng; doanh nghiệp là đại lý làm thủ tục hải quan…
Mới đây, Tổng cục Hải quan cũng đang hoàn thiện dự thảo Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) để trình các cấp tháng 9/2019.
Dự thảo đề xuất áp dụng đối tượng tham gia giao dịch chính là người mua được hưởng các chính sách về thuế, kiểm tra chuyên ngành (KTCN); người bán; chủ hàng hóa tại kho ngoại quan...