Thống kê bước đầu cho thấy, toàn tỉnh có 69.112 nhà dân bị đổ, tốc mái. Trong đó, các địa phương có số nhà bị thiệt hại nhiều nhất là thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà...
Mưa bão còn làm ngập 29 thôn với 4.699 hộ dân của 4 huyện vùng ven biển, cửa sông (Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà, Thạch Hà), trong đó tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên bị ngập toàn xã với 2.400 hộ có nới ngập sâu từ 0,6m đến 0,7m.
Trên 3.100ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có hơn 2.000 ha nước ngọt và 1.100ha mặn, lợ (800ha tôm và 300ha nhuyển thể) bị ngập, hư hại hoàn toàn; đặc biệt có khoảng 60 tấn tôm của Công ty Grobet, thuộc xã Kỳ Phương đã đến kỳ thu hoạch những chưa thu hoạch kịp bị thiệt hại nặng.
Gần 1.000 ha lúa mùa và nhiều diện tích rau màu bị bị ngập, hư hỏng nặng và khoảng 70% diện tích cây xanh, cây lâm nghiệp bị đỗ gãy chưa thể thống kê được. Khoảng 8.000ha cây ăn quả, trong đó có 2.000 ha bưởi đang trong thời kỳ thu hoạch và 6.000 ha cam rất nhiều quả bị ảnh hưởng, hư hại.
Bão số 10 cũng khiến nhiều trường học, trạm y tế, trụ sở cơ quan, đơn vị bị tốc mái. Hệ thống điện thắp sáng toàn tỉnh bị tê liệt từ lúc 10 giờ, đến nay có nơi chưa thể khắc phục được; hàng ngàn cột điện hạ thế, đường điện thắp sáng bị đổ gãy; riêng tại thị xã Kỳ Anh, cột ăng-ten Đài Phát thanh - Tuyền hình và cột phát sóng Viettel bị đổ sập dẫn đến mất liên lạc nhiều giờ.
Tuyến đê Tả Nghèn - Lộc Hà (đoạn đê sông con) có cống nhà Chùa (thường gọi là cống Đồng Muối tại K48) bị xói trôi gây ngập diện tích đồng muối phía trong (UBND huyện Lộc Hà đã thông báo cho nhân dân biết để có biện pháp phòng chống, đồng thời đang huy động lực lượng và chỉ đạo chính quyền địa phương xử lý tạm thời). Tuyến đê biển Cẩm Hà - Cẩm Lộc bị nước triều tràn qua với chiều dài 2,0km (ngay khi xảy ra sự cố UBND huyện Cẩm Xuyên đã huy động nhân lực, vật tư, phương tiện tổ chức đắp con chạch bao tải chống tràn).
Nhiều tuyến đường bị hư hỏng, gây ách tắc giao thông |